70 năm giải phóng Thủ đô

Thị trường "ông Công, ông Táo" bắt đầu khởi động

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Phố Hàng Mã, Hà Nội - nơi được coi là thủ phủ buôn bán các mặt hàng dành cho người cõi âm đã khởi động từ hai tuần nay. Các mặt hàng cúng lễ được bày biện đỏ rực cả góc phố.

KTĐT - Phố Hàng Mã, Hà Nội - nơi được coi là thủ phủ buôn bán các mặt hàng dành cho người cõi âm đã khởi động từ hai tuần nay. Các mặt hàng cúng lễ được bày biện đỏ rực cả góc phố.

Người Hà Nội đã tất tả đi sắm Tết ông Công, ông Táo, dù hơn một tuần nữa mới tới ngày 23 tháng Chạp. Áo mũ, vàng tiền, cá chép... vẫn là những thứ được tiêu thụ với số lượng lớn, giá tăng ít nhất 10% so với năm ngoái.

Phố Hàng Mã, Hà Nội - nơi được coi là thủ phủ buôn bán các mặt hàng dành cho người cõi âm đã khởi động từ hai tuần nay. Các mặt hàng cúng lễ được bày biện đỏ rực cả góc phố.

Chủ cửa hàng số 55 phố Hàng Mã, Hà Nội cho hay năm nay, thị trường đồ cũng lễ đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát, cái gì cũng đắt đỏ, giá các mặt hàng này tăng khoảng 10-20% so với năm ngoái.

Hiện một bộ đồ cúng ông Công, ông Táo gồm 3 chiếc mũ, 3 bộ quần áo, 3 đôi giày, 3 chú cá chép giấy, loại to có giá khoảng 120.000 đồng, loại vừa giá 100.000 đồng, tăng 10% so với năm ngoái. Các loại quần áo, mũ dép, tiền vàng... cũng tăng 1.000-2.000 đồng và dao động quanh mức 9.000-12.000 đồng. Quần áo chúng sinh có giá khoảng 35.000-40.000 đồng cho 100 bộ.

Chị Vĩnh - một người kinh doanh trên phố Hàng Mã cho biết ngay từ đầu tháng 1, các mặt hàng vàng mã đã được nhập về bán. Tuy nhiên lượng khách đến mua rất ít, đa số vẫn chỉ là người quen, hoặc khách mua buôn. "Phải đến ngày 20 tháng Chạp trở đi, thị trường đồ cúng lễ dành cho Tết ông Công, ông Táo mới thực sự sôi động. Đến sát ngày ông Táo, giá có thể lên cỡ khoảng 20-30% so với trước, tùy loại", chị Vĩnh nói.

Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Do vậy, nhiều gia đình còn tổ chức lễ cuối năm, đốt tiền vàng, xe cộ, điện thoại và các phượng tiện sinh hoạt cho những người cõi âm. Chính vì thế mà, nhiều cửa hàng trên phố Hàng Mã, Lương Văn Can, Hà Nội đã nhập một lượng lớn các mặt hàng xa xỉ dành cho người cõi âm như ôtô, xe máy, nhà cửa, tủ lạnh, tivi, máy giặt... Chị Vĩnh có thâm niên kinh doanh mặt hàng này gần 6 năm cho biết hầu hết các cửa hàng vẫn để các sản phẩm này trong kho. Khách có nhu cầu mới mang ra bán.

Thị trường "ông Công, ông Táo" bắt đầu khởi động - Ảnh 1
Một khách hàng đang kê khai những thứ cần mua cho ngày Tết ông Táo. Ảnh: H.A.

Cửa hàng nhà chị Vĩnh có đầy đủ các sản phẩm từ bình dân đến hàng xa xỉ. Từ ôtô Audi mui trần, Mercedes, BMW hay Lexus... Tuy nhiên để "né" cơ quan quản lý thị trường, chị thường để các mặt hàng này trong kho. Khách có nhu cầu mua, chị cho người mang tới, hoặc dẫn khách trực tiếp tới lựa chọn. Giá mỗi chiếc xe loại 4 chỗ có giá 150.000-200.000 đồng. Còn dòng xe 7 chỗ giá khoảng 170.000-250.000 đồng. "Chúng tôi nhận thiết kế sản phẩm xe hơi gắn với các thương hiệu nổi tiếng như Rolls-Royce, Maybach... với giá khoảng 270.000-300.000 đồng một chiếc", chị Vĩnh nói thêm.

Năm nay, thị trường hàng hóa dành cho người cõi âm xuất hiện thêm một số sản phẩm ăn theo cơn sốt vàng. Ngoài cau vàng, thỏi vàng, hũ vàng, dây vàng, khách hàng còn có thể mua cành lộc vàng, lúa vàng... để đem về trưa bày tại bàn thờ. Lúa vàng tượng trưng cho sự no đủ của gia chủ: "thóc đầu bồ, gạo đầy hũ". Giá mỗi chùm lúa, gồm 10 cành này là 70.000 đồng.

Theo tập tục hằng năm, ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng Chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm tiễn đưa "ông Táo".

Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hóa rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...

Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa Táo quân, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.

29 Tết cúng rước ông bà, người Việt Nam rước luôn ông Táo trở lại nhà để cùng gia đình đón năm mới, vui xuân.