Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thị trường rung lắc dữ dội, nhà đầu tư tiếc nuối vì để "mất hàng"

Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán Việt Nam rung lắc "điên đảo" trong phiên hôm nay khi có lúc giảm 70 điểm rồi ngay sau đó lại phục hồi, thu hẹp đà giảm xuống còn gần 10 điểm.

Thị trường chứng khoán rung lắc mạnh, dòng tiền bắt đáy trở lại

Phiên giao dịch ngày 22/4 chứng kiến sự rung lắc dữ dội trên thị trường chứng khoán, bất chấp việc không có thông tin tiêu cực nào ảnh hưởng rõ ràng đến tâm lý nhà đầu tư. Ngay từ đầu phiên sáng, áp lực bán lan rộng khiến hàng trăm mã cổ phiếu giảm sàn, bảng điện tử ngập sắc đỏ, đặc biệt rổ VN30 ghi nhận 30/30 mã giảm.

Tình trạng bán tháo tiếp tục gia tăng trong phiên chiều, đẩy nhiều cổ phiếu lùi về mức giá sàn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hoảng loạn đó, dòng tiền bắt đáy bất ngờ xuất hiện mạnh mẽ, giúp thu hẹp đà giảm về cuối phiên. VN-Index kết phiên mất chưa đầy 10 điểm, giảm 0,82% xuống còn 1.197 điểm. Trên sàn HoSE có tới 400 mã giảm, trong đó 24 mã giảm sàn, nhưng cũng có 132 mã tăng giá và 46 mã đứng giá. Nhiều nhà đầu tư tiếc "hùi hụi" vì để "mất hàng" khi thị trường xuống đáy.

Rổ VN30 thu hẹp số mã giảm còn 18, trong khi có 10 mã tăng và 2 mã đi ngang. Các cổ phiếu hồi phục đáng kể gồm VHM, MWG, VCB, MSN, MBB, HPG, VRE, STB, SSB, LPB. Đáng chú ý, VHM tăng 4,6% lên 57.500 đồng, đóng góp lớn nhất cho VN-Index với 2,42 điểm; còn MWG tăng 3,1% lên 57.300 đồng.

Một điểm sáng khác là SHB – từ mức giá sàn, cổ phiếu này đã hồi phục về tham chiếu, với thanh khoản kỷ lục hơn 222 triệu đơn vị.

Thanh khoản thị trường đạt mức cao với hơn 1,7 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên HoSE, giá trị giao dịch lên tới 34.119 tỷ đồng – tăng tới 83% so với phiên trước. Giao dịch khớp lệnh chiếm 31.777 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp tục là lực đỡ tích cực khi mua ròng hơn 520 tỷ đồng trên HoSE. Trong đó, HPG được mua ròng mạnh nhất với 214 tỷ đồng, tiếp theo là MWG (183 tỷ đồng), STB (171 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, FPT bị bán ròng mạnh nhất với 124 tỷ đồng, KBC bị bán 105 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán HSC, nhà đầu tư nên duy trì tư duy phòng thủ, tránh sử dụng đòn bẩy tài chính, đồng thời ưu tiên nhóm cổ phiếu ít chịu rủi ro từ yếu tố bên ngoài. Các nhóm ngành như ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công và bán lẻ được đánh giá là có tiềm năng nhờ hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ trong nước.

Tuy nhiên, xu hướng phục hồi thị trường trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Mỹ – yếu tố có thể tạo ra đột phá về tâm lý và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế.

Cổ phiếu SHB "nóng rực": Giao dịch kỷ lục hơn 222 triệu đơn vị, Chủ tịch chúc cổ đông "đầu tư đâu trúng đấy"

Phiên giao dịch ngày 22/4, cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) trở thành tâm điểm thị trường khi dẫn đầu toàn sàn về khối lượng giao dịch, với hơn 222 triệu cổ phiếu được sang tay, cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Diễn biến này diễn ra ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của ngân hàng được tổ chức vào chiều cùng ngày.

Tại đại hội, Chủ tịch HĐQT SHB – ông Đỗ Quang Hiển – gửi lời chúc cổ đông "đầu tư đâu trúng đấy", trong bối cảnh cổ phiếu SHB liên tục tăng mạnh gần đây. Tính từ ngày 10/4 đến nay, SHB đã tăng khoảng 20,5% và duy trì thanh khoản thuộc top đầu thị trường.

Báo cáo tại đại hội cho thấy, năm 2025, SHB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 14.500 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước. Riêng quý I, ngân hàng đã hoàn thành gần 30% kế hoạch khi đạt lợi nhuận trước thuế 4.400 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%, tổng tài sản dự kiến vượt 832.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ngân hàng dự kiến chia cổ tức năm 2024 ở mức 18%, trong đó 5% bằng tiền mặt và 13% bằng cổ phiếu. Khi hoàn tất phát hành thêm, vốn điều lệ SHB có thể tăng lên gần 46.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ được bổ sung cho hoạt động tín dụng, gồm cho vay sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động và cho vay tiêu dùng.

Đại hội cũng thông qua kế hoạch thoái vốn toàn bộ tại SHB Lào, tiếp tục thủ tục bán nốt 50% còn lại tại SHB Finance theo đề xuất của đối tác Krungsri, và tìm đối tác chuyển nhượng SHB Campuchia. Đồng thời, SHB khẳng định đang xúc tiến làm việc với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài quan tâm đến việc rót vốn vào ngân hàng trong thời gian tới.

Ngân hàng cũng đề cử ông Phan Đăng Tuất vào vị trí thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2022–2027 nhằm phục vụ cho chiến lược chuyển đổi toàn diện giai đoạn 2024–2028.

Sự sôi động trong giao dịch cổ phiếu SHB phiên 22/4 phần nào phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư trước chiến lược tăng trưởng, kế hoạch mở rộng vốn điều lệ và chuyển mình mạnh mẽ của ngân hàng trong thời gian tới.

Chứng khoán Việt “tìm cơ trong nguy”

Chứng khoán Việt “tìm cơ trong nguy”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin tức kinh tế 22/4: giá hồ tiêu xuất khẩu tiếp tục tăng

Tin tức kinh tế 22/4: giá hồ tiêu xuất khẩu tiếp tục tăng

22 Apr, 06:48 PM

Kinhtedothi – Giá vàng tăng mạnh, lập mốc kỷ lục 124 triệu đồng/lượng; giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng; dự báo lãi suất cho vay giảm tối đa 0,3% trong năm 2025… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 22/4.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ