Việc công bố phổ điểm thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khiến nhiều người thắc mắc vì sao phổ điểm môn thi tiếng Anh luôn ở mức thấp dù chi phí cho việc dạy học môn này ở các bậc học luôn được đầu tư nhiều nhất? Hơn nữa, hai TP này được đánh giá cao về trình độ tiếng Anh, mức độ đầu tư trang thiết bị và trình độ giáo viên nhưng kết quả thi cũng không khả quan.
Nhiều điểm tiếng Anh dưới trung bìnhTheo đó, tại Hà Nội, chiều 14/6, tổng kết chấm thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, trong tổng số hơn 85.000 thí sinh thi môn tiếng Anh có hơn 37.600 thí sinh điểm dưới trung bình, chiếm hơn 44% tổng số thí sinh dự thi.Số thí sinh có điểm dưới trung bình môn Tiếng Anh lên tới 37.600, chiếm hơn 44%. Tuy nhiên, đây cũng là môn có nhiều điểm 10 nhất.Trong bốn môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh và Lịch sử, môn Tiếng Anh có nhiều thí sinh bị điểm dưới trung bình nhất với 37.600 em, chiếm hơn 44% tổng số thí sinh. Kỳ thi có 2.332 điểm 10 ở tất cả môn, trong đó, Ngoại ngữ có tới 1.355.
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khác về nội dung đề thi
Theo các giáo viên của Hệ thống giáo dục Học Mãi, nếu so sánh giữa đề tiếng Anh của Sở GD&ĐT Hà Nội với đề của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh sẽ thấy sự khác biệt về nội dung đề thi. Nếu như đề của TP Hồ Chí Minh thiên về từ vựng thì đề của Hà Nội lại chủ yếu tập trung vào ngữ pháp. Tuy nhiên, nó sẽ hay hơn nếu cân đối được số lượng các câu hỏi về từ vựng và ngữ pháp mà vẫn phân loại được học sinh.Tiếng Anh là một môn học đặc thù khi phải kết hợp 3 yếu tố từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng làm bài. Để làm tốt một bài thi tiếng Anh, thí sinh phải vận dụng tốt 3 yếu tố này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết học sinh ở Việt Nam mới chỉ có được 1 - 2 yếu tố. Học tiếng Anh là một quá trình tích lũy, chúng ta không thể học vài ngày mà giỏi được. Chính vì thế, một yếu tố quan trọng hơn cả là phải chăm chỉ và kiên trì.