Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thị xã Sơn Tây: mật ngọt trên đất Kim Sơn

Kinhtedothi - Manh nha từ năm 1984, đến nay, nghề nuôi ong lấy mật đang trở thành nguồn sinh kế quan trọng, giúp mang lại thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân ở xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây).

Ở xã Kim Sơn, gia đình ông Nguyễn Văn Nam là một trong những hộ đầu tiên bắt tay vào nuôi ong lấy mật. Với quy mô hơn 500 đàn ong, doanh thu mỗi năm của gia đình ông Nam đạt được không dưới 700 triệu đồng.

Không chỉ hộ ông Nam, hàng trăm gia đình nơi mảnh đất vùng đồi gò bán sơn địa này cũng đang sống khỏe nhờ nghề nuôi ông lấy mật. Thống kê của UBND xã Kim Sơn cho thấy, trên địa bàn hiện có khoảng 2.500 đàn ong. Mỗi năm địa phương cung ứng cho thị trường hơn 40.000 lít mật ong.

Mật ong Kim Sơn được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Để hỗ trợ các nông hộ hoàn thiện quy trình sản xuất, UBND xã Kim Sơn đã thành lập Tổ hợp tác nuôi ong lấy mật thuộc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn. Hiện, tổ hợp tác với 35 thành viên, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chăm sóc ong lấy mật; đặc biệt là hỗ trợ nhau trong tiêu thụ sản phẩm.

Giấm đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn Nguyễn Xuân Quyền cho biết, cùng với tập huấn kỹ thuật hàng năm, UBND thị xã Sơn Tây đã hỗ trợ thành viên hợp tác xã phát triển 300 đàn ong và 1.000 vỏ thùng ong. Nhãn hiệu tập thể “Mật ong Kim Sơn” cũng đã được xây dựng, phát triển từ năm 2018.

Cũng theo ông Quyền, mật ong của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn là một trong những sản phẩm đầu tiên của thị xã Sơn Tây tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của UBND TP Hà Nội.

Kết quả rất đáng khích lệ khi mật ong Kim Sơn được Hội đồng OCOP TP Hà Nội đánh giá, phân hạng 4 sao. Thành quả này đã trở thành tiền đề quan trọng để mật ong Kim Sơn khẳng định thương hiệu, tiếp cận được người tiêu dùng Thủ đô và vươn đến những thị trường xa hơn.

Chủ tịch UBND xã Kim Sơn Lê Thị Chính cho biết, địa thế đồi gò bán sơn địa, nhiều rừng cây hoa là một lợi thế của địa phương trong việc phát triển đàn ong lấy mật. Nghề có vốn đầu tư thấp, nhưng đang góp phần cải thiện đời sống cho hàng trăm nông hộ.

Thống kê những năm qua cho thấy thu nhập bình quân của người dân liên tục tăng qua các năm, hiện đạt hơn 76 triệu đồng/năm; toàn xã đến nay cũng không còn hộ nghèo. Điều này là nhờ đóng góp quan trọng từ nghề nuôi ong lấy mật.

Dù hiện nay việc tiêu thụ mật ong Kim Sơn vẫn khá ổn định, tuy nhiên, người dân xã Kim Sơn mong muốn các sở ngành của TP Hà Nội tiếp tục quan tâm, mở thêm các lớp đào tạo về kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ kinh phí để nhân rộng mô hình. Đặc biệt là hỗ trợ hợp tác xã, người nuôi ong lấy mật nơi đây xây dựng được những chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững, nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm mật ong Kim Sơn.

 

Thống kê đến nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 78 sản phẩm của 14 hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ sản xuất - kinh doanh được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, chủ yếu thuộc các ngành hàng thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, trang trí như kẹo lạc, kẹo vừng của xã Đường Lâm; miến dong xã Cổ Đông; chả cá, trà hoa cúc xã Sơn Đông; mật ong xã Kim Sơn; dưa và rau các loại phường Viên Sơn; bánh tẻ Phú Nhi của phường Phú Thịnh và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác…

Sản phẩm đầu tiên của Hải Dương được trao chứng nhận OCOP 5 sao

Sản phẩm đầu tiên của Hải Dương được trao chứng nhận OCOP 5 sao

Gần 1.000 sản phẩm “đổ bộ” về Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024

Gần 1.000 sản phẩm “đổ bộ” về Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ