KTĐT - Lũ lụt tại Australia, động đất kinh hoàng tại New Zealand và Nhật Bản vào đầu năm 2011 cho thấy các nước phát triển cũng đang phải chịu hậu quả nặng nề của thiên tai ngày càng tăng.
Báo cáo của Liên hợp quốc do Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon công bố ngày 10/5 tại phiên khai mạc kỳ họp lần thứ 3 Diễn đàn toàn cầu về giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho biết thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra ngày càng tăng ở tất cả các nước, đe dọa nghiêm trọng đến nền kinh tế các nước thu nhập thấp và thậm chí cả sự giàu có của nhiều cường quốc trên thế giới.
Bằng các thông tin cập nhật và phân tích nguy cơ thiên tai toàn cầu hôm nay và tương lai, Báo cáo đánh giá toàn cầu về giảm nhẹ nguy cơ thiên tai năm 2011cho biết những thiên tai lớn và nhỏ, từ thảm họa ở Haiti vào tháng 1/2010 tới ảnh hưởng của lũ lụt gần đây ở các nước như Benin và Brazil, tiếp tục thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa thiên tai và nghèo đói.
Lũ lụt tại Australia, động đất kinh hoàng tại New Zealand và Nhật Bản vào đầu năm 2011 cho thấy các nước phát triển cũng đang phải chịu hậu quả nặng nề của thiên tai ngày càng tăng.
Trong khi biến đổi khí hậu toàn cầu là nguyên nhân chính, thì hậu quả những thiên tai này cũng bộc lộ nhiều vấn đề phát triển chưa được giải quyết mà các chính phủ có thể và cần phải đề cập đến.
Bằng phân tích các số liệu cập nhật, báo cáo chỉ ra xu hướng các nguy cơ thiên tai cho từng vùng và từng nước với sự phát triển kinh tế, xã hội khác nhau. Hơn 130 chính phủ đã tham gia tự đánh giá tiến độ thực hiện Khung hành động Hyogo, nhằm đóng góp vào nỗ lực toàn cầu giảm nhẹ thiên tai.
Do các nước đã đầu tư cải thiện hệ thống cảnh báo sớm nên thiệt hại về người do lũ lụt và lốc xoáy nhiệt đới có xu hướng giảm ở tất cả các vùng, Báo cáo lấy ví dụ thiệt hại về người do lốc xoáy và lũ lụt ở các nước Đông Á hiện nay đã giảm đáng kể so với 20 năm trước.
Nhưng những nguy cơ thiệt hại về kinh tế do lũ lụt lại tăng lên 160% và do lốc xoáy tăng tới 262% từ năm 1980 ở các nước có thu nhập cao trong Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển. Trong khi đó giá trị GDP toàn cầu gặp rủi ro đã tăng gấp 3 lần từ 525,7 tỷ USD trong những năm 1970 lên 1,6 tỷ USD những năm 2000.
Những thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng như nhà cửa, trường học, bệnh viện tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở các nước thu nhập trung bình và thấp. Vì vậy, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục cũng đang trở nên dễ rủi ro. Phải mất nhiều thời gian mới có thể giải quyết được những nguy cơ này một cách bền vững, đồng thời phát triển các thể chế nhằm quản ly thành công các rủi ro thiên tai.
Tuy nhiên báo cáo cũng nêu rõ nhận thức về thiệt hại do thiên tai gây ra đang được cải thiện một cách đáng kể ở tất cả các nước trên thế giới từ Mozambique cho tới Panama và Yemen.
Chính phủ những nước này đã áp dụng một cách sáng tạo các phương tiện phát triển hiện có ví dụ như chương trình việc làm tạm thời, để làm chuyển biến nhận thức của hàng triệu người dân vùng dễ bị rủi ro thiên tai.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh những chiến lược này có khả năng giúp giảm thiểu nguy cơ thiên tai để đạt được mục tiêu của Khung hành động Hyogo, một khung pháp lý quan trọng nhằm đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chính vì vậy ông khuyến khích tất cả các chính phủ, các tổ chức và cá nhân có liên quan hãy nghiên cứu và sử dụng những khuyến nghị trong bản báo cáo nhằm góp phần giảm nhẹ nguy cơ thiên tai./.
Bằng các thông tin cập nhật và phân tích nguy cơ thiên tai toàn cầu hôm nay và tương lai, Báo cáo đánh giá toàn cầu về giảm nhẹ nguy cơ thiên tai năm 2011cho biết những thiên tai lớn và nhỏ, từ thảm họa ở Haiti vào tháng 1/2010 tới ảnh hưởng của lũ lụt gần đây ở các nước như Benin và Brazil, tiếp tục thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa thiên tai và nghèo đói.
Lũ lụt tại Australia, động đất kinh hoàng tại New Zealand và Nhật Bản vào đầu năm 2011 cho thấy các nước phát triển cũng đang phải chịu hậu quả nặng nề của thiên tai ngày càng tăng.
Trong khi biến đổi khí hậu toàn cầu là nguyên nhân chính, thì hậu quả những thiên tai này cũng bộc lộ nhiều vấn đề phát triển chưa được giải quyết mà các chính phủ có thể và cần phải đề cập đến.
Bằng phân tích các số liệu cập nhật, báo cáo chỉ ra xu hướng các nguy cơ thiên tai cho từng vùng và từng nước với sự phát triển kinh tế, xã hội khác nhau. Hơn 130 chính phủ đã tham gia tự đánh giá tiến độ thực hiện Khung hành động Hyogo, nhằm đóng góp vào nỗ lực toàn cầu giảm nhẹ thiên tai.
Do các nước đã đầu tư cải thiện hệ thống cảnh báo sớm nên thiệt hại về người do lũ lụt và lốc xoáy nhiệt đới có xu hướng giảm ở tất cả các vùng, Báo cáo lấy ví dụ thiệt hại về người do lốc xoáy và lũ lụt ở các nước Đông Á hiện nay đã giảm đáng kể so với 20 năm trước.
Nhưng những nguy cơ thiệt hại về kinh tế do lũ lụt lại tăng lên 160% và do lốc xoáy tăng tới 262% từ năm 1980 ở các nước có thu nhập cao trong Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển. Trong khi đó giá trị GDP toàn cầu gặp rủi ro đã tăng gấp 3 lần từ 525,7 tỷ USD trong những năm 1970 lên 1,6 tỷ USD những năm 2000.
Những thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng như nhà cửa, trường học, bệnh viện tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở các nước thu nhập trung bình và thấp. Vì vậy, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục cũng đang trở nên dễ rủi ro. Phải mất nhiều thời gian mới có thể giải quyết được những nguy cơ này một cách bền vững, đồng thời phát triển các thể chế nhằm quản ly thành công các rủi ro thiên tai.
Tuy nhiên báo cáo cũng nêu rõ nhận thức về thiệt hại do thiên tai gây ra đang được cải thiện một cách đáng kể ở tất cả các nước trên thế giới từ Mozambique cho tới Panama và Yemen.
Chính phủ những nước này đã áp dụng một cách sáng tạo các phương tiện phát triển hiện có ví dụ như chương trình việc làm tạm thời, để làm chuyển biến nhận thức của hàng triệu người dân vùng dễ bị rủi ro thiên tai.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh những chiến lược này có khả năng giúp giảm thiểu nguy cơ thiên tai để đạt được mục tiêu của Khung hành động Hyogo, một khung pháp lý quan trọng nhằm đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chính vì vậy ông khuyến khích tất cả các chính phủ, các tổ chức và cá nhân có liên quan hãy nghiên cứu và sử dụng những khuyến nghị trong bản báo cáo nhằm góp phần giảm nhẹ nguy cơ thiên tai./.