Thịt ăn không có, lại có thịt treo
Không thể phủ nhận tiến độ hoàn thuế VAT đã có nhiều chuyển biến trong thời gian gần đây, nhưng thực tế vẫn còn không ít DN lâm vào tình cảnh “thịt ăn không có, lại có thịt treo”, bởi chậm hoàn thuế, trong khi vốn chính là “oxy” của DN.
Kết quả giám sát chuyên đề thực hiện pháp luật hoàn thuế VAT với xuất khẩu được cơ quan thẩm tra của Quốc hội thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, từ cuối năm ngoái đến nay, các hiệp hội liên tục kêu cứu vì những bất hợp lý trong thực thi hoàn thuế VAT. Nhiều DN thuộc nhóm các ngành như: gỗ, giấy, cao su cho biết bị “giam” cả nghìn tỷ đồng tiền hoàn thuế VAT trong thời gian dài khiến họ bị kiệt quệ, nguy cơ phá sản.
Báo cáo giám sát cho thấy, số liệu giải quyết hoàn thuế trong năm 2022 và nhất là 6 tháng nửa đầu năm 2023 chậm hơn so với các năm trước đó. Số hồ sơ hoàn thuế đã giải quyết chỉ đạt 79% số hồ sơ đề nghị. Trong đó, tỷ lệ số hồ sơ kiểm tra tăng cao hơn so với các năm trước (25%). Đáng chú ý, khác với thông lệ nhiều năm là số hoàn thực tế qua các năm đều cao hơn so với số dự toán, nhưng riêng năm 2022, lần đầu tiên số tiền hoàn thuế thấp hơn so với số dự toán.
Ngoài 4% hồ sơ được cơ quan thuế trả lời không, hoặc chưa đủ điều kiện hoàn, thì tại thời điểm 31/6/2023, số hồ sơ tồn, vẫn đang trong quá trình giải quyết của cơ quan thuế và chưa được hoàn là 1.839 hồ sơ, chiếm 17% số hồ sơ đề nghị hoàn.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng trên là do không nhất quán cách hoàn thuế giữa các địa phương và không đúng thời gian quy định. Mặt khác, xuất phát từ Công văn số 633/TCT-TTKT ngày 7/3/2022 của Tổng Cục thuế về thanh tra, kiểm tra các DN có rủi ro về hoàn thuế VAT. Nguyên nhân chậm hoàn thuế VAT còn do tính thủ công về nghiệp vụ, sự phức tạp, chồng chéo và quá nhiều các văn bản cảnh báo, cùng với sự thiếu rõ ràng về phạm vi, chưa áp dụng thống nhất quản lý rủi ro gắn với ứng dụng công nghệ thông tin đã khiến việc thực hiện gây ách tắc lớn cho các DN xuất khẩu.
Vẫn biết rằng, trách nhiệm của ngành thuế không chỉ là thu đúng, thu đủ, mà còn phải chịu trách nhiệm chống gian lận thuế. Nhưng cũng không thể vì sợ trách nhiệm, hoặc một số ít DN làm sai mà khiến cả cộng đồng DN phải chờ đợi.
Thực tế này đòi hỏi phải sớm nghiên cứu phương án sửa Luật Quản lý thuế, Luật Thuế VAT để cho phép cơ quan thuế có quyền điều tra ban đầu với đối tượng nghi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế. Đồng thời, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, rà soát hóa đơn phục vụ công tác hoàn thuế VAT, khẩn trương ứng dụng phân loại hồ sơ hoàn thuế tự động trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro dựa trên bộ chỉ số tiêu chí phân loại để tăng cường hiệu quả quản lý thuế.
Mặt khác, xem xét chính sách bổ sung phần lãi suất cho DN đối với giá trị hoàn thuế VAT bị chậm theo lãi suất mà DN mở tài khoản tại ngân hàng để vay vốn.

Chậm hoàn thuế, lỗi tại ai?
Kinhtedothi-Dù đã có nhiều phản ánh và chỉ đạo từ các cơ quan chức năng nhưng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho DN đến nay vẫn chưa có hồi kết. Việc chậm hoàn thuế này đang gây rất nhiều tổn thất cho DN.

Đã hoàn hơn 70.000 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng
Kinhtedothi- Ngày 4/8, Bộ Tài chính thông tin, các cơ quan thuế cả nước số đã ban hành 9.800 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng, tương ứng số thuế đã hoàn 70.356 tỷ đồng.

Chủ tịch Quốc hội: Không để trì trệ hoàn thuế giá trị gia tăng cho DN
Kinhtedothi-Nhấn mạnh việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp là vấn đề rất được cử tri quan tâm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội phải có hoạt động giám sát hay phiên giải trình về vấn đề này, không để tình trạng trì trệ, loay hoay.