Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thịt thú rừng bán công khai tại chùa Hương

KTĐT - Những con thú đã được mổ, thui vàng, treo ngược trước cửa. Có khách hỏi mua, người bán sẽ mang dao ra xẻ thịt, mua chỗ nào, xẻ chỗ đó.

KTĐT - Những con thú đã được mổ, thui vàng, treo ngược trước cửa. Có khách hỏi mua, người bán sẽ mang dao ra xẻ thịt, mua chỗ nào, xẻ chỗ đó.

Cầm túi 'thịt nai' gần 2 kg mà chị vợ đi chùa Hương hôm khai hội (8/2) mua từ một quầy hàng ở bến đò Thiên Trù, anh Tuấn ở Định Công (Hà Nội) khẳng định, đó là thịt bê chứ không phải nai.

Với mức giá chỉ 200.000 đồng một kg, anh Tuấn khẳng định, không thể mua được thịt nai xịn. Anh kể, thịt lợn mán, mường anh hay mua của người quen mang từ Hòa Bình xuống bán cũng đã xấp xỉ 200.000 đồng một kg. Vì thế, không thể có chuyện thịt nai rừng xịn mà giá chỉ 200.000 đồng.

Đã thành lệ, chẳng năm nào đi hội chùa Hương mà du khách hành hương không bị chèo kéo, bị lừa mua về vài cân thịt thú rừng dởm. Ngày khai hội, con đường dẫn từ Bến Đục đến đền Trình mọc lên san sát những hàng bán thịt thú rừng.

Tại bến đò Thiên Trù có ít nhất hơn chục quán kinh doanh mặt hàng này. Những con thú đã được mổ, thui vàng, treo ngược trước cửa. Có khách hỏi mua, người bán sẽ mang dao ra xẻ thịt, mua chỗ nào, xẻ chỗ đó.

Các cửa hàng này không ghi mức giá cụ thể vì người chủ nhìn mặt khách để “quát” giá; giá thịt nai có thể bị đẩy lên 500.000 đồng một kg, thịt cầy 600.000-700.000 đồng. Giá bán phổ biến thịt nai từ 200.000- 300.000 đồng một kg, hoẵng rừng 400.000 đồng, cầy vòi 300.000- 350.000 đồng…

Chị Thảo, kinh doanh hàng ăn tại bến đò Thiên Trù cho biết, các loại thịt thú rừng bán tại cửa hàng đều được săn về từ núi Hương Sơn nên tươi và nguyên chất. Dù vậy, theo tiết lộ của anh Tiến, cũng kinh doanh thịt thú rừng tại lễ hội chùa Hương, gần như không có thú rừng xịn. Hầu hết đều bán thú nuôi, nhiều hơn cả vẫn là hươu, nai nuôi nhốt. Anh này khẳng định, trong núi Hương Sơn không có nhiều thú đến mức đủ cung cấp cho các nhà hàng ở đây trong suốt 3 tháng diễn ra hội chùa Hương.

Theo anh Tiến, bằng cách cắt bỏ đầu, thui vàng con thú và treo ngược lên, người bán vẫn có thể bịp được một số khách không rành về thịt rừng, với chiêu phổ biến nhất là lấy thịt bê giả thịt nai, hươu; thịt thỏ giả làm cầy vòi; chó giả hoẵng…

Theo khẳng định của anh Tiến, bán hàng kiểu này thu siêu lợi nhuận. Bình thường thịt bê đắt nhất chỉ 200.000 đồng một kg, nhưng thành thịt nai thì có thể bán 300.000 đồng. Nếu gặp khách không biết, có thể nâng lên 400.000 đồng, thậm chí 500.000 đồng mà khách vẫn móc ví trả tiền không đắn đo, cân nhắc. Tương tự, giá chó hơi chỉ khoảng 50.000 đồng một kg, thịt ra, thui vàng, lừa khách là thịt cầy, tiền lãi có khi đến cả chục lần. Do đánh trúng tâm lý “đi hội không tiếc tiền”, “tháng giêng là tháng ăn chơi”, các hàng thịt thú rừng làm ăn rất phát đạt.

Theo anh Hoàng Lâm ở thôn Mễ Trì (Hà Nội), có kinh nghiệm mang lợn mán, lợn mường mạn Hòa Bình, Phú Thọ về Hà Nội bán, mua thịt thú rừng tại chùa Hương trong những ngày diễn ra lễ hội không khác gì “đem tiền ném qua cửa sổ”. Anh cho rằng, thịt thú rừng bán ở chùa Hương phần lớn là thịt dởm hoặc là thú nuôi. Dấu hiệu nhận biết thịt giả, thật, theo anh Lâm, là ở móng guốc, thớ thịt và lớp da con vật.

Tuy nhiên, phải những người có kinh nghiệm ăn thịt thú rừng và chịu khó quan sát mới có thể phát hiện được. Do đó, anh Lâm khuyên những người đi hội chùa Hương không nên mua thịt ở đây về làm quà.


Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định: ngăn chặn phát sinh vi phạm về đất đai khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính

Nam Định: ngăn chặn phát sinh vi phạm về đất đai khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính

23 May, 06:36 PM

Kinhtedothi - Ngày 23/5, UBND tỉnh Nam Định ban hành Công văn số 502/UBND-VP3 yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm tỉnh đang tập trung sắp xếp đơn vị hành chính các cấp để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép nhằm trục lợi.

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích Truông Bồn

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích Truông Bồn

23 May, 04:57 PM

Kinhtedothi – Ngày 23/5, nằm trong chuỗi các hoạt động công tác tại tỉnh Nghệ An dịp 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Đoàn đại biểu TP Hà Nội đã đến Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn dâng hoa, dâng hương và tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Phản biện xã hội về giảm phát thải nhựa trên địa bàn Hà Nội: tăng tuyên truyền tới chính quyền cơ sở

Phản biện xã hội về giảm phát thải nhựa trên địa bàn Hà Nội: tăng tuyên truyền tới chính quyền cơ sở

23 May, 04:15 PM

Kinhtedothi - Các chuyên gia đề nghị, trong các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn TP Hà Nội, riêng về công tác tuyên truyền cần bổ sung việc tuyên truyền tới tổ dân phố, chính quyền cơ sở và truyền thông rộng rãi, trong đó UBND TP hướng dẫn và cụ thể hóa các nội dung.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ