Thổ Nhĩ Kỳ chìm trong vòng xoáy hỗn loạn
Đất nước này đã rơi vào vòng xoáy bất ổn chính trị và kinh tế sau vụ bắt giữ Thị trưởng Istanbul, ông Ekrem Imamoglu.
Imamoglu – nhân vật được xem là đối thủ chính trị đáng gờm nhất của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan – bị cáo buộc tham nhũng chỉ vài ngày trước khi ông dự kiến được đề cử làm ứng viên tổng thống của phe đối lập. Ông cùng những người ủng hộ khẳng định các cáo buộc mang động cơ chính trị.

Tình hình chính trị căng thẳng đã gây áp lực nặng nề lên thị trường tài chính. Theo một tờ báo Anh, trong tuần qua, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã phải chi khoảng 12 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để hỗ trợ đồng lira, sau khi đồng tiền này tụt xuống mức thấp kỷ lục hơn 40 lira đổi 1 USD. Chính phủ cũng ra lệnh cấm bán khống và nới lỏng quy định mua lại chứng khoán nhằm ổn định thị trường.
Để kiểm soát các cuộc biểu tình, chính quyền đã áp đặt nhiều biện pháp mạnh như đóng cửa cầu tại Istanbul, hạn chế truy cập internet và siết chặt thông tin trên các kênh truyền thông quốc gia – vốn hoàn toàn phớt lờ các cuộc biểu tình đang lan rộng.
Đọc thêm: EU loại Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ khỏi quỹ quốc phòng 150 tỷ euro
Wolfango Piccoli, đồng chủ tịch công ty tư vấn Teneo, nhận định trong một báo cáo công bố hôm thứ Hai: “Đây là làn sóng phản đối công khai lớn nhất trong hơn một thập kỷ, khiến tình hình trở nên khó đoán định”. Ông cho rằng các yếu tố chính trị hiện tại đang tạo ra áp lực đáng kể đối với môi trường kinh tế của đất nước.
Arda Tunca, nhà kinh tế và cố vấn độc lập tại Istanbul, nhận định Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua một giai đoạn mang tính bước ngoặt. Ông cho rằng phản ứng của người dân kể từ ngày 18/3 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai quốc gia. Theo ông, về lâu dài, không một chính phủ nào có thể bỏ qua hoàn toàn nguyện vọng của người dân.
Về phía mình, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã lên tiếng chỉ trích các cuộc biểu tình, cho rằng đây là những hành vi gây rối trật tự xã hội. Phát biểu vào cuối tuần qua, ông khẳng định chính phủ sẽ không nhượng bộ trước áp lực từ các hoạt động tập trung đông người, trong bối cảnh lời kêu gọi biểu tình tiếp tục lan rộng trên mạng xã hội và trong một số cộng đồng dân sự.

Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng làm trung gian giữa Mỹ và phe đối lập ở Syria
Kinhtedothi - Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan, nước này đang phối hợp với Ả Rập Saudi ở cấp cao nhất liên quan đến các diễn biến tại Syria.

Nga lập kỷ lục mới về xuất khẩu khí đốt qua Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ
Kinhtedothi - Trong tháng 1, nguồn cung khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỹ) tới các nước châu Âu tăng 2% so với tháng 12/2024 và tăng vọt 27% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 1,56 tỷ m3.

Thổ Nhĩ Kỳ còn cơ hội nào tham gia đàm phán hòa bình Ukraine?
Kinhtedothi - Mặc dù Ankara không được mời tham dự cuộc thảo luận cấp cao đầu tiên Mỹ-Nga về Ukraine tại Ả Rập Saudi, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn mong muốn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán hòa bình sắp tới.