Lông bàn chải bị mòn
Lông bàn chải thường hay bị mòn, xòe ra hai bên là dấu hiệu cần thay bàn chải sớm. Nguồn ảnh: Internet
Lông bàn chải thường hay bị mòn, xòe ra hai bên là dấu hiệu cần thay bàn chải sớm. Khi lông bàn chải bị mòn sẽ khó tiếp cận giữa các kẽ răng và viền nướu để loại bỏ sạch các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại. Điều này làm cho việc đánh răng kém hiệu quả.
Thay bàn chải đánh răng mới sau khi bị ốm, bệnh
Thời tiết thay đổi thất thường, mọi người rất dễ bị cảm sốt, nhất là những người có sức đề kháng yếu. Trong lúc bị bệnh thì cần vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Sau khi khỏi bệnh, rất có thể vi khuẩn vẫn còn trên bàn chải đánh răng. Do vậy, nên thay bàn chải răng mới để tránh bị nhiễm vi khuẩn từ bàn chải đánh răng.
Để bàn chải đánh răng trong không gian ẩm quá lâu
Thông thường, để thuận tiện thì mọi người sẽ để bàn chải đánh răng trong phòng tắm. Tuy nhiên, phòng tắm là môi trường ẩm ướt, là điều kiện tốt để vi khuẩn sinh sôi. Bàn chải đánh răng để trong môi trường ẩm ướt trong thời gian dài rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, gây bệnh cho người đánh răng. Lúc này, đừng tiếc tiền mua bàn chải mới kẻo ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi bàn chải bị đánh rơi
Bạn biết đấy, nhà tắm luôn là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất. Dù bạn cọ rửa sạch sẽ đến đâu thì nơi "bẩn" nhất trong nhà lại chính là nhà tắm. Vì thế, khi đánh rơi bàn chải đánh răng, dù chỉ là rơi vào bồn rửa có vài giây thì cũng đủ thời gian cho chúng nhiễm bẩn bởi vi khuẩn. Ngay lập tức, hãy thay bàn chải nếu bạn không muốn đưa vi khuẩn vào cơ thể thông qua bàn chải đánh răng.
Khi đầu bàn chải tiếp xúc với bàn chải của người khác
Nhiều gia đình có thói quen để chung bàn chải của nhau một chỗ. Bàn chải người này tiếp xúc bàn chải người kia mà không hề để ý hoặc biết mà mặc kệ. Chúng ta luôn có tâm lý người thân quen thì không thấy sợ bẩn, sợ lây vi khuẩn của nhau. Nhưng thực tế, vi khuẩn "không ngại nhau". Khi bạn để hai bàn chải tiếp xúc nhau, là cầu nối tuyệt vời cho hàng tá vi khuẩn của cả hai được trao đổi với nhau. Và nếu nhẹ nhất người này mắc bệnh về răng miệng, cảm sốt, thì việc bạn cũng nhiễm bệnh là điều hiển nhiên.
Hãy thay mới bàn chải ngay lập tức nếu thấy có dấu hiệu này.
Hướng dẫn bảo quản bàn chải đánh răng đúng cách
Luôn rửa sạch bàn chải
Để bảo quản bàn chải răng một cách tốt nhất, bạn nên rửa sạch lông bàn chải trước và sau khi đánh răng. Điều này giúp bàn chải luôn ở trạng thái sạch vi khuẩn, vi trùng và không còn bọt kem đánh răng dính trên lông nữa.
Ngoài ra, bạn có thể nhúng qua nước súc miệng khoảng 20 giây để đảm bảo vi khuẩn sẽ được diệt sạch sẽ. Nhớ rửa sạch lại với nước trước khi cất bàn chải vào hộp đựng.
Đặt bàn chải thẳng đứng, tránh tiếp xúc nhau
Bàn chải sau khi sử dụng xong cần đặt thẳng đứng, đầu lông bàn chải hướng lên trên và không tiếp xúc với các bàn chải khác.
Điều này giúp bàn chải luôn thông thoáng, nhanh khô hơn và tránh bị lây lan vi khuẩn từ những chiếc bàn chải khác.
Đặt bàn chải tránh xa toilet
Hầu hết các gia đình Việt Nam chưa có sự ngăn cách giữa bồn cầu và bồn rửa mặt. Mà toilet lại là nơi chứa lượng lớn vi khuẩn, vi trùng với nhiều chủng loại khác nhau.
Vì thế, bàn chải càng gần toilet bao nhiêu thì khả năng bị nhiễm khuẩn càng cao bấy nhiêu. Cách tốt nhất, bạn nên mua các loại hộp đựng gắn tường và đặt tránh xa toilet nhất có thể.
Không sấy bàn chải trong lò vi sóng
Nhiều người nghĩ rằng, việc đặt bàn chải vào lò vi sóng ở nhiệt độ cao sẽ khử vi khuẩn triệt để và làm khô bàn chải nhanh hơn.
Điều này tuy đúng nhưng sẽ lại có vấn đề khác xảy ra. Phần thân và đầu cắm lông bàn chải thường làm bằng nhựa. Gặp nhiệt độ cao sẽ khiến nhựa chảy ra và tạo ra nhiều chất nguy hiểm.
Vì thế nếu dùng bàn chải sấy qua lò vi sóng chải răng, tỷ lệ mắc phải bệnh lý răng miệng còn cao hơn so với ban đầu. Vì vậy bạn không nên áp dụng phương pháp này.
Thay bàn chải mới bao lâu 1 lần sẽ không cố định chính xác. Nhưng để bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất, cứ khoảng 3 tháng bạn nên thay mới bàn chải đánh răng. Ngoài ra cũng cần lưu ý bảo quản bàn chải đúng cách để tránh lây nhiễm vi khuẩn.