Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thói quen ăn uống vào mùa hè khiến cơ thể nhiễm giun sán

Kinhtedothi - Vào mùa hè nắng nóng các loại đồ ăn tái sống, tiết canh, uống nước ép rau củ... dễ ăn mang đến sự mát mẻ trong cơ thể. Tuy nhiên, đó chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gia tăng nhiễm giun sán.

Ăn thịt tái, sống

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

TS Từ Ngữ -  Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh nhận định, vào mùa hè, nhiều người có thói quen ngồi nhậu lai rai. Những món như nem chua, nem chạo... rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, chúng có thể khiến bạn nạp cả búi sán vào người.

Thịt chưa được nấu chín kỹ nói chung đều có nguy cơ nhiễm sán rất cao. Nguyên nhân bởi, ký sinh trùng như giun sán có thể tồn tại trong thức ăn nấu chưa chín như thịt bò, thịt lợn, cá, cua, ếch...

 Ăn rau sống

Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh tiếp nhận 172 ca bệnh áp xe gan do sán lá gan lớn. Tất cả ca bệnh đều có thói quen ăn rau sống.

Có thể nói, những loại rau sống ăn kèm thịt cá... vào mùa hè rất ngon miệng, mát lành nhưng cũng dễ khiến cơ thể nhiễm giun sán.

Theo TS Từ Ngữ, các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip… trú ngụ rất nhiều trong những loại rau sống như rau ngổ, mùi ta, mùi tàu… Chưa kể, rau sống còn là môi trường chứa lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như giun móc, giun đũa, sán lá gan...

Uống nước ép rau củ

Vào mùa hè, nhiều chị em có xu hướng làm đồ uống detox hay còn gọi là nước thanh lọc cơ thể. Những món nước này cung cấp vitamin, khoáng chất cho đẹp da, giảm mỡ. Mùa hè nóng bức là thời điểm rất hợp lý để làm nước detox từ rau củ quả tươi vì còn giúp giải nhiệt cơ thể.

Tuy nhiên, theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP Hồ Chí Minh, rau tươi có chứa rất nhiều loại ký sinh trùng như giun kim, giun tóc, giun móc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ... Nhất là các loại rau trồng gần khu vực có nguồn nước, đất bị ô nhiễm.

Thêm nữa, các loại giun sán hoặc trứng của chúng và các loại ký sinh trùng có trong rau củ quả thường có kích thước rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường. Do đó, nếu như bạn sơ chế không sạch sẽ, nguồn thực phẩm kém chất lượng, giun sán dễ xâm nhập vào cơ thể khi bạn uống nước ép hoặc ăn sống.

Đối với các loại củ quả, tỷ lệ nhiễm giun sán hoặc các ký sinh khác là có nhưng không cao so với rau xanh. Vì các loại củ quả có lớp vỏ bảo vệ, khi gọt vỏ chúng ta chỉ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay, các dụng cụ sơ chế và chế biến.

Ăn tiết canh

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Vào mùa hè nóng nực, nhiều người hay rủ nhau đi ăn tiết canh cho mát. Nó cũng là món ăn khoái khẩu đối với người Việt từ rất lâu đời. Tuy nhiên, BS Nguyễn Trung Cấp (Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, tiết canh chứa rất nhiều mầm bệnh, làm tăng nguy cơ nhiễm giun sán cũng như bệnh đường tiêu hóa, viêm não...

Chuyên gia nhấn mạnh, tiết canh không phải là thực phẩm giải nhiệt như nhiều người nghĩ. Ăn tiết canh thấy mát không đồng nghĩa với việc món này giúp giải nhiệt cơ thể vào mùa hè. Tất cả những loại tiết canh như tiết canh lợn, dê, vịt... thực chất đều là máu sống, tiềm ẩn nhiều mầm bệnh. Nhiều người cho rằng ăn tiết canh nhà nuôi, tự làm nên không bị nhiễm sán thì quá sai lầm. Trong thực tế, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhiễm các loại ký sinh trùng có tổn thương ở não.

Cách phòng bệnh giun sán

Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, móng chân  ngắn, sạch.

Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch ngâm nước muối trước khi ăn.

Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm.

Vệ sinh môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát

Siết chặt quản lý bếp ăn trường học

Siết chặt quản lý bếp ăn trường học

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

03 May, 06:48 AM

Kinhtedothi - Mùa Hè là mùa của mít, xoài, ổi, dưa hấu… nhưng vì lợi nhuận một số thương lái đã tẩm hóa chất độc hại khiến cho người tiêu dùng mất cảnh giác. Dưới đây là top trái cây dễ bị ngâm hóa chất nhất, ai cũng nên biết.

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

29 Apr, 05:52 AM

Kinhtedothi - Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm ATTP, trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của Hà Nội đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm nhờ phương thức kiểm tra đột xuất.

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

25 Apr, 12:00 PM

Kinhtedothi - Ngày 25/4, Phòng Y tế TP Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 800 người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ