Thu giấy phép sản xuất thức ăn gia súc nhiễm dioxin

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Qua điều tra, người ta biết được rằng, tại trụ sở chính của công ty ở Uetersen, Đức, người ta đã sản xuất và cung cấp axít béo nhiễm dioxin một cách có hệ thống trong một thời gian dài.

KTĐT - Qua điều tra, người ta biết được rằng, tại trụ sở chính của công ty ở Uetersen, Đức, người ta đã sản xuất và cung cấp axít béo nhiễm dioxin một cách có hệ thống trong một thời gian dài.

Theo lời phát ngôn viên Bộ Nông nghiệp bang Schleswig-Holstein, trong những năm tới, công ty Harles và Jentzsch liên quan tới thức ăn gia súc nhiễm dioxin sẽ không được cấp giấy phép hoạt động với tư cách là nhà sản xuất thức ăn gia súc nữa.

Qua điều tra, người ta biết được rằng, tại trụ sở chính của công ty ở Uetersen, Đức, người ta đã sản xuất và cung cấp axít béo nhiễm dioxin một cách có hệ thống trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, hàm lượng dioxin ở đây ít hơn nhiều so với số hàng tại nhà máy pha trộn thức ăn gia súc của công ty ở Boesel thuộc bang Niedersachsen. Cho tới nay, người ta mới biết về trường hợp nhiễm dioxin trong nhà máy ở Boesel.

Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp, từ tháng 3/2010, công ty này đã bán axít béo làm thức ăn gia súc nhiễm dioxin cho các nhà buôn. Thêm vào đó, các mẫu thử trong tháng Ba, tháng Năm và tháng Chín cũng cho thấy nhiễm dioxin. Điều này chỉ ra rằng việc sản xuất và bán axít béo nhiễm dioxin là có hệ thống và diễn ra trong một thời gian dài.

Hiện nay, còn gần 500 xí nghiệp trên toàn Cộng hòa Liên bang Đức bị đóng cửa để kiểm tra, không được xuất hàng ra bán cho tới khi chứng minh được rằng hàng hóa của họ không bị nhiễm độc.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Nông nghiệp bang Niedersachsen cho biết, công ty Harles và Jentzsch còn bị tình nghi lừa đảo khách hàng và trốn thuế. Người ta cho rằng công ty này đã chế biến axít béo công nghiệp rẻ tiền thành axít béo dùng cho thức ăn gia súc để tăng gấp đôi tiền bán ra từ 500 euro/tấn lên 1.000 euro/tấn.

Cho tới nay, nhiều nước đã có biện pháp chống lại việc buôn bán và chế biến thịt lợn, thịt gà của Đức như Hàn Quốc đình chỉ việc nhập thịt lợn, Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm từ trứng, còn Nga tuyên bố thắt chặt việc kiểm tra thịt từ Đức và các nước châu Âu khác./.