Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn?

Kinhtedothi - Việt Nam đứng trước cơ hội trở thành trung tâm thử nghiệm lâm sàng (TNLS) hàng đầu ASEAN. Nhưng các chuyên gia cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều thách thức như quy trình phê duyệt lâu, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhân lực chuyên môn còn thiếu đã cản trở sự phát triển bền vững ở lĩnh vực này.

Còn nhiều rào cản 

Ngày 20/5, tại TP Hồ Chí Minh, đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) phối hợp với Pharma Group KPMG tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam thông qua thử nghiệm lâm sàng”.

Tại buổi tọa đàm, nhiều chuyên gia khẳng định những năm trở lại đây Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy đầu tư và đổi mới chính sách trong lĩnh vực TNLS. Trước đó, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về “Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”. Nghị quyết nêu rõ, cam kết nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong nước và dành 2% GDP cho nghiên cứu và phát triển.

Bác sĩ chuyên khoa II Phan Tấn Thuận - Trưởng đơn vị thử nghiệm lâm sàng Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại buổi toạ đàm.

Với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nghiên cứu lâm sàng. Với cơ cấu dân số đa dạng, Việt Nam rất phù hợp để nghiên cứu các bệnh lý phức tạp, như: ung thư, rối loạn tim mạch, bệnh truyền nhiễm…; tuy nhiên việc TNLS ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn.

Bác sĩ chuyên khoa II Phan Tấn Thuận - Trưởng đơn vị TNLS Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp và còn nhiều rào cản trong phát triển lĩnh vực TNLS. Mặc dù nhiều đơn vị tư nhân đang có những con đường riêng để phát triển nghiên cứu lâm sàng, nhưng nhóm bệnh nhân chính ở Việt Nam lại nằm ở các bệnh viện công.

Về nhân lực, thực tế ở Việt Nam có ít bác sĩ được đào tạo bài bản chuẩn quốc tế về nghiên cứu lâm sàng, điều này phần nào làm hạn chế về mặt kiến thức khi thực hiện nghiên cứu. Do đó, bác sĩ Thuận mong muốn nguồn lực đất nước và xã hội cần tập trung đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này.

Trưởng khối cơ sở hạ tầng chính phủ và y tế KPMG Việt Nam Luke Treloar chia sẻ, ở một số nước trong khu vực, như: Thái Lan, Singapore, Malaysia đã phát triển về nghiên cứu lâm sàng hơn Việt Nam rất xa. Tính đến năm 2023, số TNLS đang hoạt động ở Singapore là 535, ở Thái Lan là 496, Malaysia là 380, còn ở Việt Nam là 141. Số TNLS mới bắt đầu năm 2023 của các nước trên là 86 - 108, trong khi nước ta là 32.

6 giải pháp phát triển thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam

Các chuyên gia cũng nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta đi chậm hơn các nước láng giềng. Đầu tiên là quy trình phê duyệt quá dài; kế đến là chính sách hỗ trợ, ưu đãi còn hạn chế; thứ ba là thiếu nguồn nhân lực. Ngoài ra, một vấn đề khác là gánh nặng tài chính, phụ thuộc vào quy trình của bệnh viện và các bên liên quan khi xây dựng mô hình huy động vốn. Công nghệ lạc hậu và cơ sở vật chất không đáp ứng tiêu chuẩn cũng là những rào cản lớn cho sự phát triển của lĩnh vực TNLS.

Chuyên gia thảo luận tại tọa đàm “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam thông qua thử nghiệm lâm sàng”.

Để Việt Nam trở thành điểm đến TNLS hàng đầu trong khu vực, các chuyên gia khuyến nghị cần tập trung vào đổi mới quy định, đơn giản hóa cơ chế phê duyệt và tăng cường ưu đãi đầu tư. Bên cạnh đó, để củng cố các nghiên cứu chuyên sâu, chúng ta cần mở rộng mạng lưới các cơ sở có chứng nhận “Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng (GCP) và phát triển các đơn vị TNLS (CTU)”.

Ông Luke Treloar cũng đưa ra 6 giải pháp để phát triển lĩnh vực TNLS tại Việt Nam, gồm: thành lập cơ quan chuyên trách cho TNLS; tích hợp tiêu chuẩn TNLS quốc tế; phát triển về chính sách hoàn trả; thành lập Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu; thành lập mạng lưới TNLS; và thúc đẩy hợp tác toàn cầu để phát triển nguồn nhân lực.

Tại buổi tọa đàm cũng công bố báo cáo “Lộ trình tương lai của TNLS tại Việt Nam”. Báo cáo cung cấp cái nhìn toàn diện về hiện trạng TNLS, đồng thời đề xuất các chiến lược khả thi nhằm đưa Việt Nam trở thành một trong ba điểm đến hàng đầu về TNLS và nghiên cứu phát triển trong khu vực ASEAN vào năm 2030. Mục tiêu cuối cùng là khai thác tối đa tiềm năng nghiên cứu lâm sàng, tạo tác động tích cực về kinh tế và sức khỏe cộng đồng.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tôn vinh 113 người hiến máu tiêu biểu

Hà Nội tôn vinh 113 người hiến máu tiêu biểu

13 Jun, 03:32 PM

Kinhtedothi - Ngày 13/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Hà Nội tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, tri ân 113 tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phong trào hiến máu tình nguyện.

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nguy cơ mất thính lực

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nguy cơ mất thính lực

13 Jun, 09:35 AM

Kinhtedothi - Những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như thức khuya, tắm đêm, uống rượu bia, ăn uống thất thường, tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc sử dụng tai nghe với âm lượng quá cao trong thời gian dài đều có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến điếc đột ngột.

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

12 Jun, 08:01 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, béo phì và tim mạch ngày càng gia tăng, tiêu thụ đồ uống có đường đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành y tế và xã hội. Một trong những giải pháp được đánh giá là hiệu quả, bền vững và đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

11 Jun, 06:24 PM

Kinhtedothi - Việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường là sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch. Những căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như kéo theo chi phí y tế khổng lồ, tác động có hệ thống đến ngành y tế và bền vững của nền kinh tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ