KTĐT - Nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp đã được lãnh đạo Bộ Xây dựng trả lời thẳng thắn.
Tính đến thời điểm này, cả nước đã có 263 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp đăng ký triển khai với tổng mức đầu tư khoảng 72.710 tỷ đồng. Dự kiến sẽ cung cấp khoảng 205.380 căn hộ, đáp ứng nhu cầu cho trên 800.000 người.
Trong đó, đã có 31 dự án được khởi công, với tổng vốn đầu tư trên 2.500 tỷ đồng, tổng diện tích sàn xây dựng là 655.000 m2, tương ứng khoảng 7.500 căn hộ.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mức giá từ 300 - 500 triệu đồng của nhà ở xã hội vẫn là quá cao so với đối tượng chính của nó là những người thu nhập thấp. Đồng thời, việc hỗ trợ doanh nghiệp xây nhà ở thu nhập thấp thông qua miễn, giảm thuế cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Xung quanh những vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam vừa có cuộc trao đổi. Ông nói:
- Thống kê về nhà ở vừa qua cho thấy, cả nước có đến 94% nhà ở là sở hữu của người đang ở, chỉ có 6% là đi thuê. Trong khi ở Nhật Bản, Mỹ... có đến 65% là nhà đi thuê.
Chính sách nhà ở xã hội của chúng ta có nhà để cho thuê và giá được tính trên cơ sở thu hồi vốn ngắn nhất là 20 năm, nên đối với những người thu nhập quá thấp thì có thể đi thuê, những người không phải quá thấp thì vẫn có thể mua được.
Chúng tôi tính toán rồi, nếu một gia đình có hai vợ chồng đi làm với tổng thu nhập khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, tức là từ 2 triệu đồng/người, và họ trích lại khoảng 25% thu nhập để chi cho nhà ở thì có thể giải quyết được vấn đề này.
Hiện chúng ta vẫn là nước nghèo, Nhà nước không có điều kiện giúp đỡ nhiều hơn, nếu có thu nhập thấp mà cứ yêu cầu nhất thiết giá phải thấp để ai cũng có thể mua được thì chúng tôi cũng xin... đầu hàng.
Nhưng kể cả khi có đủ tiền để mua thì người dân cũng tỏ ra lo ngại về thời gian khi được biết khâu xét duyệt thủ tục mua nhà phải qua rất nhiều bước, nhiều cơ quan nhà nước thẩm định hồ sơ, thưa ông?
Tôi xin khẳng định, Chính phủ đã có hướng dẫn, cơ quan quản lý nhà nước không đứng ra bán nhà thu nhập thấp mà việc bán nhà là do doanh nghiệp tự đứng ra bán.
Tuy nhiên, trong Bộ chúng tôi đã có hướng dẫn là bán nhưng phải căn cứ vào thang điểm xét duyệt. Trong thang điểm 100, chúng tôi sẽ quyết định 90 điểm, 10 điểm còn lại giao cho chính quyền, địa phương xét duyệt, chọn lựa.
Phải hỗ trợ doanh nghiệp
Thưa ông, hiện có nhiều ý kiến không đồng tình với việc Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp xây nhà ở thu nhập thấp thông qua miễn, giảm thuế, mà lại không hỗ trợ trực tiếp người dân?
Thực ra, ý tưởng đề xuất miễn thuế thu nhập, áp thuế giá trị gia tăng 50% cho doanh nghiệp xây nhà ở thu nhập thấp ban đầu nghĩ là giải pháp tốt, nhưng trình Quốc hội hai lần đều không được thông qua. Đa số đại biểu cho rằng, lẽ ra phải hỗ trợ trực tiếp cho người dân vì họ thiếu tin tưởng vào doanh nghiệp, thường nghĩ doanh nghiệp hay lợi dụng chính sách.
Nhưng tôi có thể khẳng định hỗ trợ doanh nghiệp là đúng đắn và hiệu quả nhất, bởi lẽ: nếu ở nông thôn thì có thể hỗ trợ trực tiếp cho người dân tổng số tiền khoảng 10 - 20 triệu đồng là có thể làm một căn nhà, vì hầu hết họ đã có sẵn đất.
Nhưng nếu ở thành thị mà thực hiện như vậy là điều không thể, vì phần lớn là chưa có đất, trong khi giá đất lại quá cao. Nếu hỗ trợ tiền phải mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mới mua được một căn nhà.
Vậy, không lẽ hộ gia đình ở nông thôn chỉ được hỗ trợ mấy triệu đồng, còn ở thành thị lại được tiền tỷ.
Bên cạnh đó, nếu chúng ta đưa lương tiền khổng lồ cho người dân, trong khi nguồn cung vẫn khó khăn thì lại làm cho giá nhà tăng lên, càng khó mua hơn. Chính vì vậy, chỉ có cách là hỗ trợ cho doanh nghiệp để giúp họ cải thiện nguồn cung.
Sẽ tính điều chỉnh lợi nhuận
Có nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định lợi nhuận 10% cho doanh nghiệp xây nhà thu nhập thấp đã vô tình không khuyến khích được được hạ giá nhà và gây bất lợi cho người dân?
Chúng ta quy định lợi nhuận nhà ở cho người thu nhập thấp tối đa chỉ 10% là nhằm đảm bảo giá bán ở mức vừa phải, vừa hàm ý động viên doanh nghiệp vì tôn chỉ của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận, đó là chưa kể đến nhiều dự án bất động sản lãi tới 100%.
Nhưng đúng là việc quy định lợi nhuận cố định như vậy cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là không khuyến khích được doanh nghiệp giảm giá bán. Bởi vì, nếu doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí thì giá bán sản phẩm có thể chỉ 6 triệu đồng/m2 và lợi nhuận của họ chỉ có 600.000 đồng/m2 (10%).
Song, giả sử một doanh nghiệp khác không cần phải áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm gì cả, nên giá thành có thể lên tới 9 triệu đồng/m2, nhưng họ lại được lợi nhuận là 900.000 đồng/m2.
Và trong điều kiện nguồn cung đang thiếu hụt như hiện nay thì nhà giá 9 triệu/m2 vẫn có nhiều người muốn mua. Như vậy, rõ ràng sẽ khó mà có doanh nghiệp nào chọn phương án thứ nhất bởi những doanh nghiệp nào làm tốt để hạ giá thì lợi nhuận lại ít.
Do đó, tôi cho rằng, có khi phải tính đến việc phải điều chỉnh quy định lợi nhuận cố định sang lợi nhuận linh hoạt. Chẳng hạn, doanh nghiệp càng bán giá thấp thì lợi nhuận cho phép cao hơn doanh nghiệp bán giá cao, có như vậy mới công bằng cho cả doanh nghiệp lẫn người dân.
Bán "chui" sẽ bị thu hồi
Vì điều kiện khách quan như chuyển công tác, cải thiện nhà ở... sẽ có một số người cần phải bán nhà. Trong khi đó, Nhà nước lại quy định nhà ở thu nhập thấp không được bán ra thị trường trong thời hạn 10 liệu có gây thiệt thòi cho người dân, bởi chắc chắn sẽ có sự chênh lệch về giá khi bán cho chủ đầu tư hay Nhà nước?
Nhà thu nhập thấp khi mua là đã có ưu đãi, chứ không phải là sở hữu 100% của người dân.
Có người 10 năm sau vẫn nghèo, nhưng có người 5 năm sau đã thoát nghèo thì chúng ta rất khuyến thoát nghèo và nếu có nhu cầu có thể bán lại cho Nhà nước hoặc chủ đầu tư. Sau 10 năm được bán ra thị trường.
Nhưng nếu họ vẫn bán “chui’ không cần sang tên đổi chủ thì sao, thưa ông?
Chúng tôi đã tính đến những tình huống này và thấy rằng, điều đó là khó xảy ra vì: nhà, đất bây giờ là một tài sản có giá trị rất lớn. Nếu khi mua mà không được sở hữu giấy tờ đầy đủ thì rất ít ai dám mạo hiểm để mua vì khả năng xảy ra tranh chấp là rất lớn.
Hơn nữa, nhà ở hiện nay là tài sản đôi khi người dân dùng để kinh doanh, cầm cố, thế chấp, thừa kế nhưng nếu không có giấy tờ thì không thể thực hiện được những việc kia.
Còn trong trường hợp người mua chấp nhận rủi ro, nghĩa là không cần sang tên, đổi chủ thì chúng tôi cũng đã có quy định: nếu bị cơ quan quản lý phát hiện ra sẽ bị thu hồi lại.
Tất nhiên, vấn đề là chúng ta có thực hiện được những quy định đó hay không lại là câu chuyện khác, nó phụ thuộc vào năng lực điều hành của chính quyền địa phương, trách nhiệm của công chức...
Trong đó, đã có 31 dự án được khởi công, với tổng vốn đầu tư trên 2.500 tỷ đồng, tổng diện tích sàn xây dựng là 655.000 m2, tương ứng khoảng 7.500 căn hộ.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mức giá từ 300 - 500 triệu đồng của nhà ở xã hội vẫn là quá cao so với đối tượng chính của nó là những người thu nhập thấp. Đồng thời, việc hỗ trợ doanh nghiệp xây nhà ở thu nhập thấp thông qua miễn, giảm thuế cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Xung quanh những vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam vừa có cuộc trao đổi. Ông nói:
- Thống kê về nhà ở vừa qua cho thấy, cả nước có đến 94% nhà ở là sở hữu của người đang ở, chỉ có 6% là đi thuê. Trong khi ở Nhật Bản, Mỹ... có đến 65% là nhà đi thuê.
Chính sách nhà ở xã hội của chúng ta có nhà để cho thuê và giá được tính trên cơ sở thu hồi vốn ngắn nhất là 20 năm, nên đối với những người thu nhập quá thấp thì có thể đi thuê, những người không phải quá thấp thì vẫn có thể mua được.
Chúng tôi tính toán rồi, nếu một gia đình có hai vợ chồng đi làm với tổng thu nhập khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, tức là từ 2 triệu đồng/người, và họ trích lại khoảng 25% thu nhập để chi cho nhà ở thì có thể giải quyết được vấn đề này.
Hiện chúng ta vẫn là nước nghèo, Nhà nước không có điều kiện giúp đỡ nhiều hơn, nếu có thu nhập thấp mà cứ yêu cầu nhất thiết giá phải thấp để ai cũng có thể mua được thì chúng tôi cũng xin... đầu hàng.
Nhưng kể cả khi có đủ tiền để mua thì người dân cũng tỏ ra lo ngại về thời gian khi được biết khâu xét duyệt thủ tục mua nhà phải qua rất nhiều bước, nhiều cơ quan nhà nước thẩm định hồ sơ, thưa ông?
Tôi xin khẳng định, Chính phủ đã có hướng dẫn, cơ quan quản lý nhà nước không đứng ra bán nhà thu nhập thấp mà việc bán nhà là do doanh nghiệp tự đứng ra bán.
Tuy nhiên, trong Bộ chúng tôi đã có hướng dẫn là bán nhưng phải căn cứ vào thang điểm xét duyệt. Trong thang điểm 100, chúng tôi sẽ quyết định 90 điểm, 10 điểm còn lại giao cho chính quyền, địa phương xét duyệt, chọn lựa.
Phải hỗ trợ doanh nghiệp
Thưa ông, hiện có nhiều ý kiến không đồng tình với việc Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp xây nhà ở thu nhập thấp thông qua miễn, giảm thuế, mà lại không hỗ trợ trực tiếp người dân?
Thực ra, ý tưởng đề xuất miễn thuế thu nhập, áp thuế giá trị gia tăng 50% cho doanh nghiệp xây nhà ở thu nhập thấp ban đầu nghĩ là giải pháp tốt, nhưng trình Quốc hội hai lần đều không được thông qua. Đa số đại biểu cho rằng, lẽ ra phải hỗ trợ trực tiếp cho người dân vì họ thiếu tin tưởng vào doanh nghiệp, thường nghĩ doanh nghiệp hay lợi dụng chính sách.
Nhưng tôi có thể khẳng định hỗ trợ doanh nghiệp là đúng đắn và hiệu quả nhất, bởi lẽ: nếu ở nông thôn thì có thể hỗ trợ trực tiếp cho người dân tổng số tiền khoảng 10 - 20 triệu đồng là có thể làm một căn nhà, vì hầu hết họ đã có sẵn đất.
Nhưng nếu ở thành thị mà thực hiện như vậy là điều không thể, vì phần lớn là chưa có đất, trong khi giá đất lại quá cao. Nếu hỗ trợ tiền phải mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mới mua được một căn nhà.
Vậy, không lẽ hộ gia đình ở nông thôn chỉ được hỗ trợ mấy triệu đồng, còn ở thành thị lại được tiền tỷ.
Bên cạnh đó, nếu chúng ta đưa lương tiền khổng lồ cho người dân, trong khi nguồn cung vẫn khó khăn thì lại làm cho giá nhà tăng lên, càng khó mua hơn. Chính vì vậy, chỉ có cách là hỗ trợ cho doanh nghiệp để giúp họ cải thiện nguồn cung.
Sẽ tính điều chỉnh lợi nhuận
Có nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định lợi nhuận 10% cho doanh nghiệp xây nhà thu nhập thấp đã vô tình không khuyến khích được được hạ giá nhà và gây bất lợi cho người dân?
Chúng ta quy định lợi nhuận nhà ở cho người thu nhập thấp tối đa chỉ 10% là nhằm đảm bảo giá bán ở mức vừa phải, vừa hàm ý động viên doanh nghiệp vì tôn chỉ của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận, đó là chưa kể đến nhiều dự án bất động sản lãi tới 100%.
Nhưng đúng là việc quy định lợi nhuận cố định như vậy cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là không khuyến khích được doanh nghiệp giảm giá bán. Bởi vì, nếu doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí thì giá bán sản phẩm có thể chỉ 6 triệu đồng/m2 và lợi nhuận của họ chỉ có 600.000 đồng/m2 (10%).
Song, giả sử một doanh nghiệp khác không cần phải áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm gì cả, nên giá thành có thể lên tới 9 triệu đồng/m2, nhưng họ lại được lợi nhuận là 900.000 đồng/m2.
Và trong điều kiện nguồn cung đang thiếu hụt như hiện nay thì nhà giá 9 triệu/m2 vẫn có nhiều người muốn mua. Như vậy, rõ ràng sẽ khó mà có doanh nghiệp nào chọn phương án thứ nhất bởi những doanh nghiệp nào làm tốt để hạ giá thì lợi nhuận lại ít.
Do đó, tôi cho rằng, có khi phải tính đến việc phải điều chỉnh quy định lợi nhuận cố định sang lợi nhuận linh hoạt. Chẳng hạn, doanh nghiệp càng bán giá thấp thì lợi nhuận cho phép cao hơn doanh nghiệp bán giá cao, có như vậy mới công bằng cho cả doanh nghiệp lẫn người dân.
Bán "chui" sẽ bị thu hồi
Vì điều kiện khách quan như chuyển công tác, cải thiện nhà ở... sẽ có một số người cần phải bán nhà. Trong khi đó, Nhà nước lại quy định nhà ở thu nhập thấp không được bán ra thị trường trong thời hạn 10 liệu có gây thiệt thòi cho người dân, bởi chắc chắn sẽ có sự chênh lệch về giá khi bán cho chủ đầu tư hay Nhà nước?
Nhà thu nhập thấp khi mua là đã có ưu đãi, chứ không phải là sở hữu 100% của người dân.
Có người 10 năm sau vẫn nghèo, nhưng có người 5 năm sau đã thoát nghèo thì chúng ta rất khuyến thoát nghèo và nếu có nhu cầu có thể bán lại cho Nhà nước hoặc chủ đầu tư. Sau 10 năm được bán ra thị trường.
Nhưng nếu họ vẫn bán “chui’ không cần sang tên đổi chủ thì sao, thưa ông?
Chúng tôi đã tính đến những tình huống này và thấy rằng, điều đó là khó xảy ra vì: nhà, đất bây giờ là một tài sản có giá trị rất lớn. Nếu khi mua mà không được sở hữu giấy tờ đầy đủ thì rất ít ai dám mạo hiểm để mua vì khả năng xảy ra tranh chấp là rất lớn.
Hơn nữa, nhà ở hiện nay là tài sản đôi khi người dân dùng để kinh doanh, cầm cố, thế chấp, thừa kế nhưng nếu không có giấy tờ thì không thể thực hiện được những việc kia.
Còn trong trường hợp người mua chấp nhận rủi ro, nghĩa là không cần sang tên, đổi chủ thì chúng tôi cũng đã có quy định: nếu bị cơ quan quản lý phát hiện ra sẽ bị thu hồi lại.
Tất nhiên, vấn đề là chúng ta có thực hiện được những quy định đó hay không lại là câu chuyện khác, nó phụ thuộc vào năng lực điều hành của chính quyền địa phương, trách nhiệm của công chức...