Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thu nhập cao từ sản xuất đồ gỗ

Kinhtedothi - Vài năm trở lại đây, nhờ nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và mạnh dạn đầu tư vốn để mở xưởng sản xuất, nhiều hộ dân tại xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai có thu nhập cao, đời sống ngày càng được nâng cao.
Trong đó, điển hình là hộ gia đình ông Đỗ Đình Hồng, thôn Bái Nội, xã Liệp Tuyết.
Nhờ sản xuất đồ gỗ nội thất, gia đình ông Đỗ Đình Hồng ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai có thu nhập khá.
Nhờ sản xuất đồ gỗ nội thất, gia đình ông Đỗ Đình Hồng ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai có thu nhập khá.
Năm 2009, sau khi học nghề thành thạo, với 30 triệu đồng tích cóp được, cộng thêm 80 triệu đồng vay của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh huyện Quốc Oai, ông Hồng mạnh dạn mở xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất. Thời gian đầu do chưa có nhiều khách hàng, ông Hồng chỉ sản xuất với số lượng ít và chủ yếu cho bà con trong xã và các xã lân cận. Dần dần, khi tay nghề được nâng cao, các mặt hàng của xưởng ông sản xuất được nhiều người biết đến, khách hàng từ nhiều nơi trên địa bàn TP như huyện Thạch Thất, Hoài Đức... tìm đến đặt hàng. Khi đã có thị trường, ông Hồng tập trung đầu tư nâng cao chất lượng và gia tăng số lượng sản phẩm. Các sản phẩm phần lớn đều do ông tự tìm hiểu, thiết kế mẫu mã nên có nét độc đáo riêng, đó chính là lý do khiến cho khách hàng ưa chuộng và tin dùng. Theo ông Hồng, sản xuất đồ gỗ nội thất quan trọng nhất là thị trường đầu ra và tay nghề kỹ thuật, giải quyết được hai vấn đề này sẽ thành công. Còn nguyên liệu từ gỗ xoan và gỗ keo thì ông không lo thiếu vì đã có các xưởng xẻ gỗ khác trong xã cung cấp.

Hiện, mỗi tháng xưởng của ông Hồng sản xuất từ 30 - 35 bộ sản phẩm (bàn, ghế), với giá bán bình quân 3 triệu đồng/bộ, trừ chi phí, gia đình ông thu lãi trên 40 triệu đồng. Không chỉ thu nhập cao từ nghề, xưởng sản xuất của ông Hồng còn tạo việc làm và đào tạo nghề thường xuyên cho từ 5 - 7 lao động tại địa phương với mức lương từ 3 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Sau 3 tháng học nghề, họ có thể làm được các sản phẩm bàn, ghế đòi hỏi kỹ thuật cơ bản. Chia sẻ bí quyết thành công, ông Hồng cho biết: "Để có những sản phẩm đẹp, trước hết phải đam mê nghề, không ngừng tìm tòi học hỏi và nắm vững kỹ thuật mới, tạo ra những mẫu mã đa dạng, tinh tế thì những sản phẩm gỗ đơn điệu sẽ trở nên có hồn cốt".
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ