Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

"Thủ phạm" thực sự đằng sau đợt lũ lụt kinh hoàng ở châu Âu

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giới chính trị gia ngay lập tức liên hệ đợt lũ lụt lịch sử vừa qua tại châu Âu với biến đổi khí hậu, trong khi các chuyên gia cho rằng có nhiều nguyên nhân hơn thế.

Với gần 200 người thiệt mạng trong đợt lũ lụt vừa qua tại châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel mô tả đây là thảm họa "kinh hoàng", trong khi Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo khẳng định mối liên hệ giữa sự việc này với biến đổi khí hậu là rất rõ ràng. 
 Lũ lụt gây thiệt hại cho vùng Bad Neuenahr-Ahrweiler, Đức.
Giới chuyên gia nhận định có nhiều nguyên nhân đằng sau vụ việc, bao gồm cả về biến đổi khí hậu, lẫn con người và cơ sở hạ tầng - quy hoạch.
Nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn mưa lũ tồi tệ tại Đức là do thời tiết bất thường. Theo nhà khí tượng học Jean Jouzel - nguyên Phó Chủ tịch Ban Quản trị Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC): Với điều kiện nhiệt độ thấp, các khối hơi nước đã bị giữ ở trên cao và duy trì tại khu vực trong 4 ngày liên tiếp, trước khi chuyển hóa thành mưa cục bộ đổ xuống nước Đức.
Cơ quan dự báo thời tiết nước này cho biết chỉ trong 2 ngày 14 và 15/5, vùng Bavaria cùng miền Đông nước Đức đã đón nhận lượng mưa 100 - 150 mm, tương đương với lượng mưa trong vòng 2 tháng.
Nhà thủy văn học Kai Schroeter cho biết, châu Âu từng hứng chịu nhiều đợt mưa lũ lớn, song lượng nước khổng lồ và sự tàn phá kinh hoàng của lần này là “chưa từng thấy” trong lịch sử.
Về nguyên nhân gián tiếp, một số chính trị gia nhanh chóng cho rằng biến đổi khí hậu là “thủ phạm” đằng sau trận mưa lũ này. Trong khi đó, đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) lại cáo buộc một số chính trị gia đang sử dụng sự việc này để thúc đẩy nghị trình về chống biến đổi khí hậu. Về phần này, ông Schroeter khẳng định còn quá sớm để liên hệ vụ việc này có liên quan tới biến đổi khí hậu, dù cho biết, sự ấm lên lên toàn cầu khiến các sự kiện như vậy dễ xảy ra hơn.
Theo chuyên gia này, sự biến đổi khí hậu đồng nghĩa rằng Trái đất đang nóng lên, nước bốc hơi nhanh và ngưng tụ thành nhiều khối hơi ẩm có thể tích lớn trong khí quyển, tăng nguy cơ xảy ra mưa cục bộ.
Giới chuyên gia cũng chỉ ra rằng quy hoạch đô thị chưa hợp lý, nhiều công trình bê tông tại khu vực có mức độ công nghiệp hóa cao, mật độ dân số dày cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Theo đó, khu vực này đã đón nhận lượng mưa lớn bất thường trong nhiều tuần vừa qua, đồng nghĩa rằng mặt đất của khu vực này đã dần trở nên bão hòa và không thể hấp thu thêm lượng nước dư thừa. Các công trình bê tông càng khiến đất khó hấp thụ nước hơn, tăng nguy cơ xảy ra mưa lũ.
Cuối cùng là vấn đề con người. Chính quyền nhiều địa phương tại Đức vấp phải chỉ trích vì đã không có sự chuẩn bị khi có cảnh báo và đã phản ứng chậm, không khẩn trương sơ tán người dân. Nhà thủy văn học, Giáo sư Hannah Cloke của Đại học Reading (Anh) cho biết: “Các nhà khí tượng đã cảnh báo từ sớm, song chúng đã không được đón nhận nghiêm túc.