Chính sách bảo hiểm:
Thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế hộ gia đình
Câu hỏi:
Tôi muốn hỏi về thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình, khi đi đăng ký cần mang giấy tờ gì? Ngoài ra, các thành viên trong hộ khi tham gia có phải đăng ký đồng thời cùng một thời điểm để được hưởng giảm trừ theo quy định không? Ví dụ: Hôm nay tôi đi đăng ký, 2 tháng sau người nhà tôi cũng đăng ký tham gia. Vậy người thứ 2 có được giảm trừ dù tham gia sau không? – Bà Nguyễn Vân Trang – HKTT Hà Nội.
Trả lời
1.Hồ sơ cho người tham gia BHYT theo hộ gia đình quy đinh tại Luật BHYT 2014 như sau:
- Trường hợp tham gia lần đầu:
+ Nộp hồ sơ cho Tổ chức dịch vụ hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) (nếu người tham gia đã có mã số BHXH thì ghi mã số BHXH vào tờ khai theo hướng dẫn).
- Trường hợp gia hạn (tái tục): Nếu có thay đổi về thông tin cá nhân, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
+ Nộp hồ sơ cho Tổ chức dịch vụ hoặc cơ quan BHXH: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
+ Kê khai Tờ khai đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT trên Cổng Dịch vụ công (Mẫu 01-TK)
2. Theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 7, Nghị định 146/2018 NĐ-CP năm 2018 quy định: “Mức đóng BHYT của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính”
Theo đó, nếu hôm nay bà đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình, 2 tháng sau người nhà của bà (người có tên trong cùng 1 hộ gia đình đăng ký thường trú, tạm trú) tham gia mà vẫn cùng năm tài chính thì sẽ được giảm trừ theo quy định.

Học sinh được chi trả khám, chữa bệnh BHYT cao nhất 1,07 tỷ đồng
Kinhtedothi - Thống kê cho thấy, năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023, Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) đã chi trả khoảng hơn 5.300 tỷ đồng chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT cho học sinh, sinh viên (HSSV).

Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới toàn dân
Kinhtedothi - Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, thời gian qua, các địa phương đã sáng tạo triển khai, nhân rộng nhiều mô hình, giải pháp hay, hữu ích.

Đề xuất gói BHYT bổ sung: Tăng quyền lợi, giảm chi tiền túi của người bệnh
Kinhtedothi - Mục đích của gói bảo hiểm y tế (BHYT) bổ sung là xây dựng các gói quyền lợi y tế ngoài phạm vi chi trả của BHYT, tăng quyền lợi, giảm chi tiền túi người bệnh. Từ đó, người bệnh tiếp cận dịch vụ tốt hơn, thậm chí có thể lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ.