Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Không để chất lượng nhà ở xã hội thấp

Vũ Cúc - Vân Hằng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và của người dân. Cơ sở pháp luật đã có đủ, vấn đề là có làm và quyết tâm làm hay không.

Ngày 7/12, phát biểu tại “Hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở cho công nhân”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và của người dân. Cơ sở pháp luật đã có đủ, vấn đề là có làm và quyết tâm làm hay không. Do vậy, các địa phương cần tập trung triển khai tốt nhiệm vụ này, đặc biệt chú trọng đến chất lượng NƠXH. Giải quyết nơi an cư cho người dân nghèo cũng cần thiết như lo cháy nhà, nước lụt ở mỗi địa phương. Đặc biệt xây nhà ở cho người thu nhập thấp, nhưng chất lượng không được thấp.
80% người dân có nhu cầu nhà ở cần sự hỗ trợ
Hiện nay, khung pháp luật về NƠXH tương đối đầy đủ, nhu cầu về NƠXH trong thị trường mua bán nhà đất rất lớn, nhưng với nguồn cung vẫn ít ỏi chưa đáp ứng được yêu cầu của đại bộ phận người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp (TNT). Cụ thể, đầu tư NƠXH sẽ nhận được ưu đãi về tiền sử dụng đất và việc lập, phê duyệt DA sẽ được tiến hành nhanh chóng. "Nhưng vấn đề chính ở chỗ yếu tố "xã hội", ở đây được DN hiểu như là nhiệm vụ và trách nhiệm với các đối tượng chính sách xã hội. Vì vậy, bên cạnh việc giới hạn lợi nhuận 10% - một mức lợi nhuận "mong manh" rất dễ trở thành phi lợi nhuận thì việc phê duyệt DA, giá thành, giá bán được thực hiện rất nghiêm ngặt. Điều này lý giải là khá nhiều đơn vị tham gia NƠXH là các DN có hoạt động thi công và sản xuất vật liệu xây dựng - nên một phần lợi nhuận có thể được chuyển sang cho các đơn vị cung cấp này.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thị sát nhà ở xã hội tại khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đòi hỏi lớn nhất và hạn chế lớn nhất cần khắc phục là sự thiếu hụt nhà ở cho công nhân, cho người TNT tại đô thị, nhà cho cán bộ công chức
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, làm tốt công tác chăm lo, hỗ trợ nhà ở cho người dân là đầu tư cho phát triển, không phải chỉ để kích tiêu dùng. Nhà nước hoan nghênh, khuyến khích và tạo điều kiện cho những DN, những “ông lớn” trên thị trường BĐS đầu tư làm nhà ở giá rẻ. Công cụ hỗ trợ hữu hiệu và cụ thể nhất là chính sách đất đai. Do đó, thời gian tới cần tập trung giải quyết điểm bức xúc là nhà ở cho 1,5 triệu công nhân chưa có nơi an cư hiện nay nếu không khó thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về vấn đề ngân sách, Nhà nước sẽ lo một phần. Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm tiếp tục các chính sách hỗ trợ về lãi suất, thuế để thu hút đầu tư và tăng nguồn cung NƠXH; nghiên cứu tổng thể, đề xuất gói tài chính như đề xuất của nhiều địa phương là yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội phải bố trí tỷ lệ nhất định vốn cho hoạt động hỗ trợ người dân làm nhà.
viên chức, lực lượng vũ trang. Dù kết quả đã đạt được đáng ghi nhận nhưng vẫn còn rất thấp so với nhu cầu. Có tới 80% người dân có nhu cầu nhà ở thì đều cần sự hỗ trợ.
Báo cáo Thủ tướng về kết quả tóm tắt việc thực hiện và các vướng mắc khi thực hiện chương trình NƠXH, nhà ở cho công nhân thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, khó khăn đầu tiên là về quỹ đất. Quy định dành 20% diện tích đất ở tại các DA nhà ở thương mại (NƠTM, quy mô trên 10ha) để phát triển NƠXH đã tạo ra các khu nằm rải rác trong DA NƠTM, gây áp lực về quy mô dân số (do diện tích căn hộ nhỏ), phát sinh bất cập trong việc quản lý và thu phí dịch vụ của khu đô thị (KĐT). Trong KĐT, NƠXH được quy hoạch vào một khu, có suất đầu tư thấp hơn (do khống chế về giá bán) nên tạo ra một KĐT có chất lượng không đồng đều. Vướng mắc nữa là do không thu tiền sử dụng đất, giá bán nhà bị khống chế nên tại một số DA NƠXH có lợi thế về vị trí, thương mại cao, giá NƠXH có chênh lệch lớn so với NƠTM cùng khu vực dẫn tới phức tạp trong việc bán nhà, quản lý đối tượng mua nhà. Bên cạnh đó là khó khăn về vốn do việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào DA NƠXH chủ yếu bằng ngân sách Nhà nước. Tại một số DA có trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để trục lợi. Chủ đầu tư, Nhà nước khó khăn trong việc quản lý, giám sát việc sử dụng, chấm dứt hợp đồng với các trường hợp sử dụng nhà không đúng mục đích. Trong khi đó, đối với nhà ở công nhân, tỷ lệ lấp đầy tại các khu nhà ở công nhân thấp do thói quen một bộ phận công nhân muốn ở trong khu dân cư liền kề để giảm chi phí sinh hoạt.
Sớm ra gói hỗ trợ mới
Thực tế việc triển khai gói 30.000 tỷ đồng thời gian qua cho thấy đã kích thích, hỗ trợ rất
Quy hoạch là một phần, nhưng quan trọng là ngân sách GPMB để có đất sạch. Do đó, cần chương trình hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên đặt câu hỏi ngược lại là lấy nguồn từ đâu? Phải xem đây là một phần đầu tư quan trọng, cần phải dành một phần ngân sách chính thức từ quỹ hỗ trợ sắp xếp DN. Chúng ta đang còn hàng triệu tỷ đồng nằm ở các DN, nếu không cẩn thận sẽ quên mất đầu tư vào nhà ở cho người TNT. Bên cạnh đó, làm NƠXH phải gắn với phát triển đô thị. Nếu chỉ thuần túy làm nhà ở mà không gắn với thiết chế văn hóa như một KĐT thì sau 10 - 15 năm sẽ trở thành các dạng “khu ổ chuột” kiểu mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam
 Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cho phép Hà Nội thực hiện cơ chế thu bằng tiền đối với diện tích đất (20% quỹ đất ở) dành để xây dựng NƠXH tại các DA NƠTM có quy mô trên 10ha để TP tập trung vốn tạo quỹ đất sạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đến ngoài hàng rào, xây dựng trường học, nhà trẻ công lập tại các khu NƠXH tập trung.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng

hiệu quả. Việc gói 30.000 tỷ đồng tham gia vào thị trường đã thu hút được nguồn vốn lớn trong xã hội, cũng như có tác dụng lan truyền từ phân khúc NƠXH sang các phân khúc khác của thị trường. Vì vậy, đại diện các lãnh đạo địa phương đề nghị Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành liên quan sớm cân đối nguồn vốn bù lãi suất, đưa chính sách hỗ trợ NƠXH cho người TNT khu vực đô thị theo Luật Nhà ở 2014, Nghị định 1000/2015 vào cuộc sống.
Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, các chính sách quy định hiện nay về NƠXH cơ bản đầy đủ với từng đối tượng ưu tiên. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại lớn nhất là chủ trương chưa đồng đều về nhận thức giữa các bộ, ngành cũng như các địa phương. Trong các quy hoạch để triển khai các chính sách NƠXH nên gắn với công tác quy hoạch thì việc triển khai sẽ đồng bộ, chủ động và giảm giá thành hơn. Đối với NƠXH thì việc giảm giá thành từ chính sách Nhà nước phải qua các gói kích cầu tập trung cho các đối tượng cần được hỗ trợ. Đồng thời, chính sách giá cần hợp lý để các NĐT xây dựng phát triển NƠXH tham gia cũng có lợi ích.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, cần thực hiện tốt quy định của Luật Đất đai về việc tạo quỹ đất sạch để các trung tâm phát triển quỹ đất sử dụng quỹ 10%. Trên cơ sở đó kết hợp với các NĐT sử dụng quỹ 20% từ quỹ đất các khu thương mại để lo công tác đầu tư NƠXH.
Thủ tướng lưu ý, hiện nay, nhiều địa phương chưa có chương trình triển khai công tác này; chưa dành đất đai, chưa chọn được DN để đầu tư phát triển NƠXH, nhất là nhà ở cho công nhân. Hội nghị này nhằm rút ra cách làm, cơ chế cần thiết để làm NƠXH tại mọi miền Tổ quốc, chứ không chỉ ở Hà Nội. Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế, bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách phát triển cho NƠXH. Cấp thiết nhanh chóng đưa ra một tỷ lệ thích hợp giữa NƠTM với NƠXH tại các khu đô thị.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần