Thủ tướng gửi Thư chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Nội dung Thư của Thủ tướng như sau:
Thân ái gửi: Đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là dịp đón mừng năm mới và cầu chúc cho vạn sự tốt lành, người người mạnh khỏe, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi thân ái gửi đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer những tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.
Năm 2022 vừa đi qua có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen đã tác động rất lớn đến quá trình phục hồi, phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực và đời sống của Nhân dân. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và toàn diện của Đảng, sự quản lý hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự chung sức, đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, trong đó có sự đóng góp quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Kiểm soát tốt dịch bệnh; các ngành và lĩnh vực đều phục hồi và tăng trưởng; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; chính sách an sinh xã hội được chú trọng thực hiện; chính trị xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững; vị thế, uy tín của Việt Nam tiếp tục được nâng cao, củng cố thêm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc có nhiều chuyển biến rõ nét, tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực.
Năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và năm đầu triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc, mở ra nhiều thời cơ và vận hội mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tôi mong muốn và tin tưởng rằng đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer tiếp tục phát huy truyền thống lâu đời, tinh thần yêu nước nồng nàn, ý thức đoàn kết, ý chí quyết tâm, tự lực, tự cường, vươn lên từ bàn tay khối óc, năng động, sáng tạo để cùng các cấp, các ngành quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mừng tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2023! Xin chúc đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer có nhiều sức khỏe, niềm vui, an lành, hạnh phúc và thành công!

Phụ nữ Hà Nội phát động Tết trồng cây năm 2023
Kinhtedothi – Ngày 3/3, tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch, Hội LHPN TP Hà Nội phát động Tết trồng cây “Phụ nữ vun trồng tương lai” Xuân Quý Mão 2023 và đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023).

Bảo vệ lá gan sau ngày lễ Tết
Kinhtedothi - Những ngày lễ Tết, do ăn uống lu bù, rượu bia nhiều lại ít vận động khiến cơ thể, đặc biệt là gan làm việc quá sức và có dấu hiệu tổn thương. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy gan bị tổn hại và cần được thải độc càng sớm càng tốt.

“Xuân xưa trên báo Tết”: Giá trị di sản báo chí vô giá
Kinhtedothi – “Xuân xưa trên báo Tết” tập hợp gần 200 bìa báo đẹp, tiêu biểu được tuyển chọn từ hàng nghìn tờ báo Tết trong bộ sưu tập báo Xuân của Bảo tàng Báo chí Việt Nam trải dài từ năm 1865 đến năm 2000.