Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương (thứ hai từ phải qua) kiểm tra mô hình sản xuất hoa đồng tiền trong nhà màng ứng dụng tưới tiết kiệm tại xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ Ảnh: Ánh Ngọc |
Bà đánh giá như thế nào về hiệu quả của các mô hình khuyến nông ứng dụng khoa học công nghệ mà Trung tâm thực hiện trong năm qua?
- Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, có thời gian giãn cách xã hội, một số mô hình khuyến nông không triển khai được do quá thời vụ. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Sở NN&PTNT, Trung tâm đã triển khai 22 dạng mô hình, gồm: 15 mô hình trồng trọt, cơ giới hóa; 7 mô hình chăn nuôi - thủy sản. Hầu hết các mô hình đều đạt hiệu quả cao, có sức lan tỏa rộng, được nông dân đón nhận, đánh giá cao. Tiêu biểu như: Mô hình ứng dụng nuôi thủy sản theo hướng VietGAP, thâm canh cây ăn quả theo hướng VietGAP, trồng hoa Lily trong nhà màng, nhà lưới ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm...Cùng với hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm, quá trình triển khai, Trung tâm chú trọng khuyến cáo nông dân ứng dụng chế phẩm sinh học. Đơn cử như, sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản giúp hạn chế việc thay nước, dùng kháng sinh, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm chất lượng an toàn.Trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid – 19, diễn biến thời tiết cực đoan, Trung tâm đã làm gì để hoàn thành khối lượng công việc lớn cũng như làm tròn nhiệm vụ hỗ trợ thiết thực cho nông dân?- Dưới sự chỉ đạo sát sao của Sở NN&PTNT, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị trong Sở làm việc trực tiếp với Trạm Khuyến nông, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã để triển khai mô hình khuyến nông. Đặc biệt, ban lãnh đạo trung tâm chỉ đạo cán bộ, nhân viên các Trạm Khuyến nông, phòng chuyên môn phối hợp chặt chẽ trong việc cung ứng kịp thời giống, vật tư thiết yếu hỗ trợ bà con tổ chức sản xuất.
Trong suốt quá trình triển khai, mặc dù có thời gian giãn cách xã hội nhưng đội ngũ cán bộ khuyến nông đã linh hoạt tư vấn qua điện thoại, mạng xã hội để nắm bắt tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi và có những hướng dẫn kịp thời. Sau khi hết giãn cách xã hội, đội ngũ cán bộ khuyến nông tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, giám sát trực tiếp. Nhờ vậy, các mô hình khuyến nông trồng trọt, chăn nuôi – thủy sản cơ bản đều đạt được các mục tiêu như kế hoạch đề ra. Thực hiện định hướng của ngành nông nghiệp Thủ đô là đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông có giải pháp nào để phát huy hiệu quả các chuỗi liên kết?- Năm 2020, Trung tâm đã tổ chức được một số hội thảo liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại các huyện, thị xã trên địa bàn TP. Tại các hội thảo, Trung tâm đã kết nối nhiều cơ sở sản xuất, chủ trang trại với các DN tiêu thụ (Công ty CP Bữa ăn an toàn, Công ty CP Thực phẩm sạch Từ Tâm, Công ty suất ăn Hà Nội...). Mặc dù là năm đầu tiên triển khai nhưng kết quả bước đầu là tín hiệu mừng trong việc hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm.Năm 2021, chúng tôi tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo để liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, mở rộng đối tượng phối hợp là Hội Người tiêu dùng Việt Nam, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, bếp ăn công nghiệp.Xin cảm ơn bà!
Nhằm tiếp tục mở rộng diện tích mạ khay, cấy máy trên địa bàn TP trong năm 2021 và những năm tới, Trung tâm tiếp tục hỗ trợ khay, giống lúa để các địa phương tiếp tục tổ chức sản xuất. Trung tâm cũng khuyến cáo việc mở rộng theo hướng sản xuất mô hình mạ khay trong nông hộ và thuê máy cấy. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương |