Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tiếp tục phấn đấu thực hiện các mục tiêu của Chương trình số 02-CTr/TU

Ngay sau khi Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 02-CTr/TU, UBNDTP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 175/KH-UBND để tổ chức triển khai. Trong đó, đã đề ra 39 nhiệm vụ trọng tâm, phân công cụ thể đến từng cơ quan, đơn vị, rõ thời gian, rõ kết quả, sản phẩm hoàn thành. Đến nay, các đơn vị đã tích cực triển khai thực hiện và đã hoàn thành 39 nhiệm vụ trọng tâm theo Kế hoạch số 175/KH-UBND.

Dù Chương trình số 02-CTr/TU được triển khai trong bối cảnh nhiều khó khăn, biến động, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tuy nhiên, với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Thành ủy, dự kiến TP Hà Nội sẽ hoàn thành 6/11 chỉ tiêu Chương trình số 02-CTr/TU; 5 chỉ tiêu còn lại tiếp tục thực hiện trong năm 2025.

Hà Nội là một trong những địa phương chuyển đổi số mạnh nhất cả nước. Ảnh: Cao Hưng

Để thực hiện các nhiệm vụ còn lại trong năm 2025, Ban Chỉ đạo Chương trình số 02 xác định sẽ rà soát các cơ chế, chính sách, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

TP cũng tập trung quyết liệt thực hiện các giải pháp để hoàn thành, hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra, trong đó hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8%; dịch vụ tăng 8,6%; công nghiệp và xây dựng tăng 5,66%; nông nghiệp tăng 3,1%. Thu hút vốn đầu tư xã hội đạt 622,7 nghìn tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu tăng 7% (20,5 tỷ USD). Khách du lịch quốc tế đạt 7,5 triệu lượt...

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Hà Nội cần đánh giá lại thực trạng sản xuất các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu; tháo gỡ vướng mắc, rào cản và cung cấp các hỗ trợ cần thiết để khai thác tối đa năng lực sản xuất, để công nghiệp chế tác, chế tạo có được tăng trưởng cao nhất có thể (phải trên 8%).

Về dịch vụ, ngắn hạn trước mắt, từng sở ngành rà soát, đánh giá thực trạng phát triển các ngành dịch vụ thuộc phạm vi quản lý và thực hiện ngay các giải pháp cần thiết, tận dụng hết các cơ hội, tiềm năng sẵn có để ít nhất duy trì tăng trưởng cao như hiện nay (đối với dịch vụ đã có tăng trưởng cao và có vai trò lớn trong kinh tế Thủ đô, gồm thương mại, tài chính ngân hàng, vận tải, kho bãi...).

Về trung và dài hạn, TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh việc khôi phục lại và đẩy mạnh công nghiệp hóa kinh tế TP bằng cách xây dựng thêm một số khu công nghiệp công nghệ cao; Hà Nội chỉ thu hút công nghiệp công nghệ cao và sản xuất xanh. Công nghiệp hóa gắn với đô thị hóa và ngược lại.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh, TP cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và môi trường kinh doanh trở thành động lực cho đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và số hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng...

Ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.

Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực I Vũ Mạnh Cường cho rằng, để hoàn thành nhiệm vụ thu 478.100 tỷ đồng, cùng với việc kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch của TP, cơ quan Thuế sẽ tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý thuế, tập trung phát triển nhóm hộ cá nhân kinh doanh trong thành phần kinh tế tư nhân; tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế mới theo hướng tinh gọn...

Chuyển đổi số toàn diện, hướng đến tăng trưởng bền vững

Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, năm 2025, Hà Nội quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 8% trở lên, phấn đấu đạt mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Đây là mục tiêu đầy thách thức, nhưng hoàn toàn khả thi nếu TP tiếp tục đổi mới tư duy và hành động quyết liệt với nỗ lực không ngừng.

Bên cạnh rà soát lại tăng trưởng truyền thống, đi kèm với rà soát động lực tiềm lực tăng trưởng mới.

Hà Nội đẩy mạnh thúc đẩy hội nhập quốc tế, tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp xanh và dịch vụ chất lượng cao. Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, Hà Nội đang rất quyết liệt đẩy mạnh các dự án giao thông trọng điểm, cố gắng đẩy nhanh càng sớm càng tốt đóng góp rất lớn cho GDP.

Trong các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra, TP sẽ mở rộng không gian phát triển, đầu tư các dự án từ nguồn vốn trong và ngoài ngân sách theo quy hoạch mới được phê duyệt. Trong đó, từng bước hình thành TP phía Tây thông qua đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; đường cao tốc Đại lộ Thăng Long nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình; khởi công tuyến đường sắt đô thị số 5 Văn Cao - Hòa Lạc kết hợp phát triển đô thị theo trục giao thông TOD…

Với TP phía Bắc sông Hồng, Hà Nội chuẩn bị đầu tư, khởi công cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên và đường đầu cầu đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cầu Trần Hưng Đạo…

"Năm nay các dự án lớn chúng tôi sẽ quyết tâm làm ngay. Quan trọng nhất là phải tạo môi trường phát triển theo 2 quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt"- Chủ tịch Trần Sỹ Thanh nói.

Thực hiện chuyển đổi số toàn diện kinh tế TP, trong đó, ưu tiên thực hiện chương trình chuyển đổi số doanh nghiệp; Thực hiện chương trình khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp; Quan tâm, ưu tiên đầu tư vào giáo dục, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kết nối các viện nghiên cứu với doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Hà Nội vươn ra thế giới.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn cho rằng, dư địa tăng trưởng của Hà Nội là các doanh nghiệp đang đi vào lĩnh vực mới như kinh tế số. Hà Nội có tiềm năng phát triển kinh tế số, cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Nổi bật là thương mại điện tử, công nghệ tài chính fintech, tiền số, tạo hệ sinh thái cho các thành phần này đóng góp cho tăng trưởng. Về kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, chuyển dịch năng lượng, sẽ giúp tăng giá trị gia tăng cao.

Hà Nội cần huy động các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo ra một hệ sinh thái cho đổi mới sáng tạo. Và mong muốn Hà Nội phát huy vai trò đầu tàu của giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia và khu vực.

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh việc cần luôn luôn đổi mới từ nhận thức đến hành động. Chính quyền TP sẽ tiếp tục cải cách thể chế và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới mục tiêu xây dựng "chính quyền phục vụ-doanh nghiệp cống hiến-xã hội niềm tin-người dân hạnh phúc".

“Xanh hóa” mạng lưới xe buýt vào năm 2030

“Xanh hóa” mạng lưới xe buýt vào năm 2030

Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024: Giá trị trung bình cao nhất từ trước đến nay

Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024: Giá trị trung bình cao nhất từ trước đến nay

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ