Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 5/6:

Thực phẩm, đồ uống cứu VN-index thoát hiểm cuối phiên

Kinhtedothi - Trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch hôm nay, thị trường dao động trên mức tham chiếu, có thời điểm tăng hơn 10 điểm. Tuy nhiên, cuối phiên, lực bán gia tăng ở các cổ phiếu vốn hóa lớn khiến VN-Index mất gần hết số điểm tăng.

Khối ngoại dứt đà bán ròng

Kết phiên hôm nay, VN-index tăng nhẹ 0,83 điểm lên 1.284,35 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 28 nghìn tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền tập trung vào ngân hàng và bất động sản.

Thực phẩm, đồ uống là nhóm "cứu" VN-Index không bị giảm điểm cuối phiên khi SAB, VNM đều là các cổ phiếu hoạt động tích cực nhất phiên, đem về cho VN-Index 2,7 điểm.

Ngoài ra nhóm này còn có cổ phiếu LSS, BHN cũng tăng trần cùng SAB. Nhóm này cũng đạt mức tăng cao nhất thị trường với mức tăng là 2,92%. Ở chiều ngược lại, MWG, MBB, CTG lại là tội đồ lấy đi của chỉ số chung 1,5 điểm.

Sau thực phẩm, đồ uống, bảo hiểm là nhóm hoạt động tích cực thứ 2 với mức tăng 2,15%. Nổi bật có MIG tăng hơn 6%, các cổ phiếu còn lại đều tăng từ 1-3%, duy có PGI giảm nhẹ 0,41%.

Bất động sản nổi bật có cổ phiếu nhóm Apec rủ nhau tăng trần sau 2 phiên giảm sàn liên tiếp. Cụ thể API đã tăng 9,52% lên 9.200 đồng/cp. IDJ cũng tăng trần lên 8.100 đồng/cp, trong khi APS cũng tăng mạnh 6,33% lên 8.100 đồng/cp.

Ở chiều ngược lại, ngành bán lẻ có mức giảm mạnh nhất thị trường với -1.9% chủ yếu đến từ mã MWG (-2,82%), FRT (-1,29%) và PNJ (-0,42%).

Hôm nay, khối ngoại đã tạm dứt đà bán ròng, trở lại mua ròng gần 40 tỷ. Trong đó, cổ phiếu MSN là tâm điểm mua ròng của khối ngoại với giá trị 138 tỷ đồng. Theo sau, VNM và FUEVFVND là hai mã tiếp theo được gom 121 và 50 tỷ đồng. Ngoài ra, DGC và GMD cũng được mua 38 và 31 tỷ đồng.

Ngược lại, MWG chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với hơn 138 tỷ đồng, KDH và VHM cũng bị "xả" 82 tỷ đồng và 74 tỷ đồng.

Thoái vốn khỏi BCG Energy Bamboo Capital chuẩn bị thu về tối thiểu 265 tỷ đồng, cổ phiếu tăng mạnh

Công ty CP Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) vừa thông qua việc thoái 1 phần vốn góp của Tập đoàn tại Công ty CP BCG Energy nhằm thu hồi tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Hiện tại, BCG đang nắm giữ 369,8 triệu cổ phần tại BCG Energy, ứng với 50,66% cổ phần. Tập đoàn sẽ chuyển nhượng 26,5 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 3,63% cổ phần. Giá chuyển nhượng không dưới 10.000 đồng/cp, ước tính BCG sẽ thu về ít nhất 265 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong quý II/2024, sau khi hoàn tất, BCG còn nắm giữ 343,3 triệu cổ phần BCG Energy, chiếm 47,03% vốn điều lệ.

Sau tin này, trong phiên hôm nay, cổ phiếu BCG được khối ngoại gom với số lượng đột biến với gần 30 triệu cổ phiếu, theo đó, giá cổ phiếu này cũng tăng lên 9.910 đồng/cp.

Trong 3 năm gần đây, BCG Energy liên tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Năm 2021, công ty đạt doanh thu 760 tỷ đồng, sang năm 2022, doanh thu tăng trưởng 40%, lên 1.064 tỷ đồng. Trong năm 2023, doanh thu thuần BCG Enegy đạt 1.125,6 tỷ đồng (tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022), mức tăng trưởng chủ yếu đến từ việc các nhà máy điện mặt trời đã vận hành đạt hiệu suất hơn 100% so với dự phóng.

Chứng khoán tuần 3/6 - 7/6: Chưa thể bứt phá?

Chứng khoán tuần 3/6 - 7/6: Chưa thể bứt phá?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ