Vì thế Bộ LĐTB&XH vừa có đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo sở LĐTB&XH phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước để thông tin về chương trình đến với người lao động của địa phương.
|
Lao động nữ đang ứng tuyển tuyển thực tập sinh kỹ năng làm việc tại Nhật Bản. |
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, ngày 11/10/2005, Bộ LĐTB&XH đã ký Bản Thỏa thuận với Tổ chức IM Japan về việc đưa thực tập sinh Việt Nam sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản. Các thực tập sinh đi theo chương trình này sẽ vừa học tập, vừa làm việc tại các công ty tiếp nhận.
Chi phí đào tạo tiếng Nhật trong thời gian 4 tháng trước phái cử do Tổ chức IM Japan đài thọ. Người lao động chịu chi phí đào tạo tiếng Nhật dự bị trong 3 tháng, chi phí ăn ở trong thời gian tham dự khóa đào tạo dự bị và đào tạo trước phái cử; chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu và visa.
Sau khi hoàn thành chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản và về nước đúng hạn, thực tập sinh được hỗ trợ 200.000 yên/người cho mỗi năm thực tập để khởi nghiệp.
Theo Bộ LĐTB&XH, hiện tại Nhật Bản đang tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài tới thực tập trong 74 nhóm ngành nghề với 133 loại hình công việc. Trung bình mỗi năm, Nhật Bản tiếp nhận khoảng trên 70.000 thực tập sinh nước ngoài, tập trung ở các ngành cơ khí, gia công, kim loại, dệt may, chế biến thực phẩm, nông nghiệp, xây dựng, thợ hàn, nhựa,…
Từ đầu năm 2016, Nhật Bản đã thông qua một số chính sách mới, như cho phép tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài vào Nhật Bản thực tập kỹ năng với 2 ngành nghề: vệ sinh nhà cao tầng, sửa chữa và bảo dưỡng ô tô, cho phép tiếp nhận thực tập sinh hộ lý nước ngoài. Thời gian thực tập tại Nhật Bản tăng từ 3 năm lên 5 năm, dự kiến có hiệu lực từ khoảng tháng 7/2017.