Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Tỉ lệ chọi” lớp 10 theo khu vực: Nhất “Cầu Giấy”, nhì “Hà Đông”

Kinhtedothi - Khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố số lượng học sinh (HS) đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường THPT công lập năm học 2021- 2022 trên địa bàn TP, “tỉ lệ chọi” đã lộ diện. Ngoài những tên tuổi trường quen thuộc ở Top đầu thì năm nay đã xuất hiện cái tên “lạ” gây bất ngờ.
Cầu Giấy, Hà Đông “nóng” nhất
Xét về khu vực tuyển sinh (KVTS), có thể nhận thấy mức độ nóng nhất (“tỉ lệ chọi” cao nhất) vẫn thuộc về KVTS số 3: Cầu Giấy- Đống Đa- Thanh Xuân, cụ thể là quận Cầu Giấy với 2 trường Yên Hòa (vị trí số 1) và Cầu Giấy (vị trí số 8).
Có độ “hot” không kém là KVTS số 10 Hà Đông- Chương Mỹ- Thanh Oai; đáng nói là quận Hà Đông có 3 trường công lập thì cả 3 trường đều lọt Top cao: Lê Quý Đôn (vị trí 2); Quang Trung (vị trí 4) và Trần Hưng Đạo (vị trí 12).
 Top 20 trường THPT công lập Hà Nội có tỉ lệ chọi cao nhất năm nay
Nhân tố gây bất ngờ nhất mùa tuyển sinh lớp 10 công lập năm nay thuộc về trường Trần Hưng Đạo khi lần đầu tiên lọt Top trường có “tỉ lệ chọi” cao.
Nếu như mọi năm, nhiều HS đặt trường này ở NV2 (dự phòng) thì năm nay, đông đảo HS đã đặt trường vào vị trí ưu tiên cao nhất (NV1).
Phụ huynh Nguyễn Thị Vân Anh (quận Hà Đông) lí giải: “Với tốc độ tăng trưởng nóng, dân số đông lại có trường THPT Lê Lợi năm nay áp dụng phương thức là xét tuyển học bạ, không tổ chức thi; vì vậy HS đăng ký NV1 vào Trần Hưng Đạo cũng tăng lên”.
Ngoài 5 trường nêu trên, một số trường vẫn giữ vị trí rất “phong độ” như: Kim Liên, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Việt Đức, Nguyễn Thị Minh Khai, Trương Định. Các trường khác gồm: Việt Nam- Ba Lan, Nguyễn Gia Thiều, Cổ Loa, Phùng Khắc Khoan, Chương Mỹ A, Xuân Mai… được đánh giá là ổn định hồ sơ đăng ký so với mọi năm.
Nhiều trường ngoại thành có NV1 thấp hơn chỉ tiêu
Nhìn số liệu công bố, có thể nhận thấy một số khu vực có số học sinh đăng ký NV1 dự tuyển thấp hơn số chỉ tiêu của trường như: Tự Lập (KVTS 6); Thượng Cát (KVTS7); Bất Bạt, Minh Quang, Xuân Khanh (KVTS8); Nguyễn Văn Trỗi (KVTS10).
 Một số trường có NV1 đăng ký thấp hơn chỉ tiêu
Trong số trên có trường Nguyễn Văn Trỗi (huyện Chương Mỹ) năm nay mới tuyển sinh năm đầu tiên nên số HS đăng ký chưa cao là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, một số trường số NV1 và chỉ tiêu gần như bằng nhau hoặc chênh lệch không đáng kể như: Ứng Hòa B (chỉ tiêu: 400, NV1: 405); Mỹ Đức C (chỉ tiêu: 440, NV1: 443); Khương Hạ (chỉ tiêu: 240, NV1: 256); Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân (chỉ tiêu: 675 NV1: 688); Bắc Lương Sơn (chỉ tiêu: 360; NV1: 356); Thượng Cát (chỉ tiêu: 540; NV1: 535); Lưu Hoàng (chỉ tiêu: 320; NV1: 281); Đại Cường (chỉ tiêu: 280; NV1: 268).
Được biết, năm nay là năm đầu tiên Sở GD&ĐT Hà Nội “nới rộng” việc đăng ký NV của HS, đó là cho phép mỗi HS được đăng ký dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3 (so với 2 NV như những năm trước).
Tuy nhiên, Sở cũng “thắt chặt” việc thay đổi NV của HS. Cụ thể, HS không được thay đổi NV dự tuyển sau khi đã nộp hồ sơ đăng ký (mọi năm HS được thay đổi NV dự tuyển 1 lần).
Hai thay đổi này tạo thuận lợi là tăng cơ hội cho HS nhưng cũng đòi hỏi HS và gia đình phải cân nhắc, nghiên cứu kỹ trước khi đặt bút ghi NV dự tuyển.
 
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ