Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiềm ẩn rủi ro từ sử dụng phần mềm không bản quyền

Kinhtedothi - Không chỉ đối mặt với nguy cơ bị kiện ra tòa, những doanh nghiệp (DN) sử dụng phần mềm không bản quyền dễ bị đánh cắp dữ liệu và thông tin bị tin tặc truy cập trái phép.
Điều đáng nói là tuy đã được cảnh báo nhưng nhiều DN bất chấp rủi ro, kể cả DN 100% vốn nước ngoài dù rất hiểu luật pháp song vẫn cố tình vi phạm.

 Cố tình vi phạm

 Theo thông tin từ Thanh tra Bộ VHTT&DL, thời gian gần đây,  nhiều cuộc thanh, kiểm tra đột xuất các DN về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả phần mềm máy tính đã được tiến hành trên cả nước. Đơn cử, trong cuộc thanh tra gần đây do cơ quan này phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) tiến hành tại Công ty TNHH Phát triển JB Steel Engineering Việt Nam (trụ sở tại tầng 7 - 8, tòa nhà Đông Dương, số 10, ngõ 52, đường Phạm Hùng, Hà Nội) đã phát hiện nhiều phần mềm không có bản quyền được cài đặt trong 36 máy tính để phục vụ hoạt động kinh doanh. Phần lớn trong số này là những phần mềm thiết kế chuyên dụng của Autodesk như AutoCAD và các phần mềm văn phòng thông dụng của Microsoft.
Thanh tra bản quyền phần mềm máy tính tại Công ty TNHH Phát triển JB Steel Engineering Việt Nam.   Ảnh: Hoa Thanh
Thanh tra bản quyền phần mềm máy tính tại Công ty TNHH Phát triển JB Steel Engineering Việt Nam. Ảnh: Hoa Thanh
 Đoàn thanh tra cho biết, JB Steel Engineering là công ty 100% vốn của chủ đầu tư Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm kỹ thuật, gia công phần mềm kỹ thuật kết cấu thép xây dựng để xuất khẩu. Điều đáng nói, đây là một đơn vị làm hàng xuất khẩu nắm rất rõ luật pháp nhưng vẫn cố tình vi phạm vì lợi nhuận trước mắt. Trước những chứng cứ vi phạm, đại diện Công ty - ông Baik Jea Hyun đã ký vào biên bản thanh tra.

 Doanh nghiệp phải chủ động

 Theo ông Đào Anh Tuấn - đại diện Liên minh Phần mềm tại Việt Nam, chi phí sử dụng phần mềm có giấy phép tuy chỉ chiếm 4 - 5% chi phí sản xuất nhưng mang đến rất nhiều lợi ích cho DN. Theo đó, người sử dụng còn nhận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật bao gồm vá phần mềm bị lỗi, xử lý các sự cố; phần mềm không bị lỗi, không bị cài các ứng dụng gián điệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao và phần mềm độc hại ngày càng gia tăng.

 Trong một điều tra phần mềm toàn cầu được công bố gần đây, 64% người sử dụng cho biết, việc các tin tặc truy cập trái phép là một trong những nguy cơ lớn nhất, trong khi 59% đề cập đến việc mất dữ liệu.

 Không chỉ đối mặt với mối đe dọa bị đánh cắp dữ liệu, bí mật thông tin - những giá trị lớn nhất của DN, hành vi sử dụng phần mềm không phép còn đặt DN trước nguy cơ uy tín bị hủy hoại, đồng thời phải đền bù thiệt hại nếu bị kiện ra tòa. Sau vụ kiện ra tòa đầu tiên do vi phạm bản quyền phần mềm vào đầu năm nay (Công ty Lạc Việt và Microsoft Việt Nam kiện Công ty TNHH quốc tế Gold Long John Đồng Nai Việt Nam), xu hướng xử lý vi phạm quyền tác giả phần mềm máy tính tại tòa án đã được Chính phủ khuyến khích.

 Ông Vũ Xuân Thành - Chánh thanh tra Bộ VHTT&DL cho rằng: Tranh chấp sở hữu trí tuệ thì phải giải quyết bằng tòa án, bởi đây là cách giải quyết triệt để nhất và nên giải quyết theo cách này. Đại diện Thanh tra Bộ VHTT&DL cũng cho biết, từ nay đến cuối năm, lực lượng thanh tra liên ngành sẽ đẩy mạnh hơn các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các DN thực thi tốt hơn. Rõ ràng, việc sử dụng phần mềm có bản quyền đối với DN hiện nay không còn chỉ là để "tuân thủ" luật pháp như trước mà đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết xuất phát từ chính lợi ích, sự tồn tại và phát triển của mình. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ