Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiêm các loại vaccine khác, có miễn dịch chéo phòng Covid-19?

Kinhtedothi - Các loại virus như SARS-CoV-2, phế cầu, cúm, ho gà đều lây nhiễm qua đường hô hấp, khi phòng được một bệnh thì vẫn có khả năng mắc bệnh khác.
Có thông tin rằng nếu như chưa có cơ hội tiêm vaccine Covid-19 thì có thể tiêm những loại vaccine khác như cúm, phế cầu khuẩn, sởi… để có miễn dịch chéo phòng Covid-19 phần nào đó. Thậm chí, sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, vẫn nên tiêm các vaccine khác để được tăng khả năng bảo vệ với Covid-19. Thông tin này có đúng không và người lớn có cần tiêm những loại vaccine này không?
Trả lời:

Hiện nay, thứ nhất, đối với những bệnh có lây truyền qua đường hô hấp thì khi một người bị nhiễm bệnh như bệnh cúm, viêm phổi do phế cầu khuẩn mà trên những người lớn tuổi đã được tiêm phòng cúm thì sẽ giảm đi nguy cơ nhập viện, tử vong.

Thứ hai, các loại virus như SARS-CoV-2, phế cầu, cúm, ho gà đều lây nhiễm qua đường hô hấp, khi phòng được một bệnh thì vẫn có khả năng mắc bệnh khác.

Chính vì vậy, trong giai đoạn như hiện nay, nếu chưa có điều kiện tiêm vaccine Covid-19 thì có thể tiêm các loại vaccine lây truyền qua đường hô hấp như là phế cầu, cúm, ho gà. Trong trường hợp người lớn chưa từng mắc bệnh thì cũng có thể tiêm được. Ví dụ như tình trạng viêm gan siêu vi B, nếu mắc bệnh có nguy cơ mắc suốt đời, vì đây là bệnh mãn tính kéo dài. Nếu chưa tiếp cận được vaccine Covid-19 thì mỗi người hãy tiếp cận trước những vaccine khác phòng bệnh.

Thực tế do Covid-19 là bệnh mới, ai cũng quan tâm đến nó mà quên mất những bệnh đã từng là “đại dịch” trong quá khứ. Hàng năm cũng có nhiều trường hợp tử vong vì cúm, bệnh phế cầu xâm lấn nhưng nhiều người không quan tâm. Mỗi loại vaccine hiện nay đều là lá chắn để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, tránh những trường hợp trùng lặp một lúc nhiễm nhiều bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Vì vậy, mỗi người hãy và tự bảo vệ mình bằng cách tiêm phòng bệnh khi chúng ta tiếp cận được những nguồn vaccine đang có.

Bác sĩ Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hành trình 33 năm xây dựng niềm tin và chăm sóc thị lực cộng đồng

Hành trình 33 năm xây dựng niềm tin và chăm sóc thị lực cộng đồng

16 Jul, 04:56 PM

Kinhtedothi - Với hơn 33 năm hình thành và phát triển, Hệ Thống Mắt Kính Sài Gòn Hà Nội đã khẳng định được uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường mắt kính Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư hệ thống cửa hàng hiện đại, sang trọng, thương hiệu còn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, chuyên môn đội ngũ nhân viên và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe thị lực cho cộng đồng.

Tiết canh lợn: món “khoái khẩu” tiềm ẩn mầm bệnh chết người

Tiết canh lợn: món “khoái khẩu” tiềm ẩn mầm bệnh chết người

16 Jul, 04:55 PM

Kinhtedothi - Dù các chuyên gia đã liên tục lên tiếng cảnh báo về những mối nguy hại khôn lường, đặc biệt là nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, nhưng thực tế, các cơ sở y tế vẫn thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh nặng do ăn tiết canh, để lại những hậu quả đáng tiếc.

Phong trào “Bình dân học vụ số” giải pháp dài hạn, phát triển mô hình y tế thông minh

Phong trào “Bình dân học vụ số” giải pháp dài hạn, phát triển mô hình y tế thông minh

16 Jul, 10:01 AM

Kinhtedothi - Thực hiện Kế hoạch của Sở Y tế Hà Nội về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” ngành y tế Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã ban hành Kế hoạch hoạt động này nhằm từng bước nâng cao năng lực số cho toàn thể viên chức, người lao động, tạo nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả và bền vững tại đơn vị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ