Tiền tệ-ngân hàng có diễn biến tích cực nhất

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2014, tiền tệ-ngân hàng được đánh giá là...

Kinhtedothi - Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2014, tiền tệ-ngân hàng được đánh giá là một trong những lĩnh vực có diễn biến tích cực nhất.

Theo đó, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 1%. Mặt bằng lãi suất (LS) ổn định, LS cho vay giảm nhẹ, tỷ trọng các khoản vay LS cao trong tổng dư nợ đã giảm mạnh. Tỷ giá, thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định, dự trữ ngoại tệ của Nhà nước tăng cao, thị trường vàng từng bước đi vào hoạt động ổn định.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo đánh giá của Chính phủ: Tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2014, kinh tế-xã hội Việt Nam tiếp tục đà chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.

Lạm phát tiếp tục được kiềm chế, chỉ số giá tăng nhẹ (0,08%) so tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16,9% so cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch  nhập khẩu tăng 13,7%. Xuất siêu khoảng 684 triệu USD, bằng 1,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Thu chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA  đạt khá so với  so cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng đầu năm tăng 5,4%, cao hơn cùng kỳ năm trước. Sản xuất hầu hết các  lĩnh vực tiếp tục phát triển ổn đinh. Có gần 26 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 6 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại....

Tuy nhiên, kinh tế-xã hội một số mặt chuyển biến còn chậm, chưa vững chắc. Sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu và phát triển thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn; Tốc độ tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chưa cao; Giải ngân đầu tư công thấp; tổng cầu tăng chậm. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản còn nhiều...

Ngoài ra, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung  thực hiện các giải pháp tăng tổng cầu, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công và vốn ODA, FDI. Rà soát cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, tăng dư nợ gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...

Cùng với đó, Chính phủ nhấn mạnh tăng cường công tác thông tin -tuyên truyền, chủ động cung cấp thông tin về kinh tế-xã hội, các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.