Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiếp tục đẩy mạnh phòng chống cúm gia cầm

KTĐT - Tại Hội nghị toàn thể đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 8/12, các chuyên gia đã nhận định, virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1 sẽ không thể loại trừ khỏi ngành chăn nuôi Việt Nam trong 5 năm tới. Do đó, cần tiếp tục và đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh này.
Virus cúm gia cầm xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam từ năm 2003 và cho tới tận tháng 11/2011, dịch vẫn còn tái diễn trên một số đàn gia cầm ở nhiều tỉnh, thành. Lũy kế đến thời điểm này, cả nước có 119 ca nhiễm cúm A H5N1 ở người, trong đó có 59 ca tử vong.  Ông Đỗ Hữu Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch, Cục Thú y cho biết, dịch cúm gia cầm xuất hiện ở khắp nơi trên đất nước và không dễ để dự đoán. Điều đáng lo ngại là, chủng virus cúm gia cầm luôn biến đổi. Ngay từ tháng 5/2011, Bộ NN&PTNT đã phải có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tạm dừng tiêm văcxin cúm gia cầm đợt 1. Nguyên nhân là virus cúm gia cầm đã biến đổi từ clade HA 2.3.4 sang clade HA 2.3.2.

Trước tình trạng đó, Bộ NN&PTNT vừa ban hành Chương trình hành động quốc gia phòng chống cúm gia cầm, dự phòng đại dịch và các bệnh truyền nhiễm mới nổi giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó đặt ra mục tiêu phát hiện sớm các trường hợp lây nhiễm trên gia cầm cũng như các ổ dịch, mở rộng trọng tâm thú y sang giải quyết các bệnh có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Mục tiêu đến năm 2015, ít nhất 90% số tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh và ít nhất 90% ổ dịch, ca nghi ngờ nhiễm cúm H5N1 được điều tra đầy đủ, truy xuất nguồn gốc. Đối với ngành chăn nuôi, mục tiêu đề ra trong vòng 5 năm tới, có 80% số trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô trên 2.000 con áp dụng kế hoạch an toàn sinh học phù hợp. Cùng với đó, nâng cấp hệ thống lò giết mổ, chợ bán lẻ và thực thi các hệ thống xử lý chất thải phù hợp với các trang trại chăn nuôi. Đặc biệt có hệ thống nhận dạng động vật để truy xuất nguồn gốc gia súc, gia cầm từ trang trại đến chợ buôn hoặc các lò giết mổ. Tổng chi phí thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến khoảng 8.069 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học cũng nhận định, trong 8 năm vừa qua Việt Nam đã nỗ lực hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực và quốc tế về phòng chống cúm gia cầm độc lực cao. Nhờ đó, đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục triển khai tốt chương trình phối hợp phòng chống cúm gia cầm và các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi. Để làm được điều đó, Việt Nam mong muốn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các đối tác quốc tế.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ