Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiếp tục xét nghiệm SARS-CoV-2, ưu tiên đối tượng nguy cơ cao

Kinhtedothi - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh/TP trực thuộc T.Ư về việc tiếp tục triển khai giám sát, xét nghiệm SARS-CoV-2.
Công văn nêu rõ, từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới; tại Việt Nam, các tỉnh/TP trực thuộc T.Ư đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch nhanh chóng, hiệu quả và cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 trên địa bàn.
 
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam – Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và để tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch chủ động, kịp thời, hiệu quả, không để dịch ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Bộ Y tế (Cơ quan Trưởng trực Ban chỉ đạo Quốc gia) đề nghị UBND các tỉnh/TP giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương đánh giá tình hình dịch tễ dịch Covid-19 trên địa bàn. Để có chỉ định xét nghiệm đối với từng nhóm đối tượng ưu tiên theo "Kế hoạch xét nghiệm phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 trong giai đoạn dịch Covid-19 " được ban hành kèm theo Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/09/2020 của Bộ Y tế để tránh lãng phí nguồn lực, ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm các đối tượng có nguy cơ cao nhất là trong thời điểm các công ty, doanh nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động.
Đồng thời triển khai xét nghiệm ngay cho các đối tượng đã được xác định có nguy cơ cao theo chỉ định dịch tễ, đảm bảo 100% số đối tượng này có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi đi làm.
UBND các tỉnh/TP trực thuộc T.Ư chỉ đạo chọn một trong các đơn vị xét nghiệm đủ năng lực để lấy mẫu, xét nghiệm SARS-CoV-2, trong trường hợp nghi dương tính, dương tính phải chuyển ngay mẫu đến phòng xét nghiệm đã được phép xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 (trong trường hợp phòng xét nghiệm chưa được phép xét nghiệm khẳng định theo sự điều phối của Sở Y tế tỉnh/TP); triển khai lấy mẫu, xét nghiệm, trả kết quả đúng thời hạn và báo cáo theo hướng dẫn, quy định hiện hành.
Các công ty, DN phải chủ động liên hệ, phối hợp với Sở Y tế tỉnh, thành phố để được đánh giá tình hình dịch tễ Covid-19 trước khi có chỉ định xét nghiệm và được điều phối tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay cho người lao động; chịu trách nhiệm thanh toán chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định hiện hành.
Trong quá trình tổ chức lao động, sản xuất phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nguy cơ mất thính lực

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nguy cơ mất thính lực

13 Jun, 09:35 AM

Kinhtedothi - Những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như thức khuya, tắm đêm, uống rượu bia, ăn uống thất thường, tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc sử dụng tai nghe với âm lượng quá cao trong thời gian dài đều có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến điếc đột ngột.

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

12 Jun, 08:01 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, béo phì và tim mạch ngày càng gia tăng, tiêu thụ đồ uống có đường đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành y tế và xã hội. Một trong những giải pháp được đánh giá là hiệu quả, bền vững và đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

11 Jun, 06:24 PM

Kinhtedothi - Việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường là sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch. Những căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như kéo theo chi phí y tế khổng lồ, tác động có hệ thống đến ngành y tế và bền vững của nền kinh tế.

Hà Nội triển khai bệnh án điện tử, tiến tới xây dựng bệnh viện thông minh

Hà Nội triển khai bệnh án điện tử, tiến tới xây dựng bệnh viện thông minh

11 Jun, 06:04 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/6, tại hội nghị giao ban công tác khám, chữa bệnh (KCB) 6 tháng năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, TS Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, các cơ sở y tế cần nâng cao chất lượng KCB bảo hiểm y tế (BHYT), quản lý hiệu quả quỹ BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân, tiến tới khám sức khỏe miễn phí.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ