Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiếp vụ sai phạm tại Công ty Đông Á Bạc Liêu

Kinhtedothi - Liên quan đến vụ Công ty TNHH MTV Dịch vụ sinh thái Đông Á Bạc Liêu vi phạm trong xây dựng bị phạt 110 triệu đồng, đại diện công ty cho rằng “phần đất công ty không thuộc khu vực bảo lưu đê”…

Ngày 17/12/2021, báo Kinh tế & Đô thị có đăng tin “Bạc Liêu: Phạt 110 triệu đồng, buộc tháo dỡ công trình vi phạm đê biển”. Ngày 20/12/2021, ông Lê Đông Á - thành viên của Công ty TNHH MTV Dịch vụ sinh thái Đông Á Bạc Liêu (Công ty Đông Á Bạc Liêu) đã có công văn kiến nghị, yêu cầu Báo đính chính thông tin.

Theo đó, ông Lê Đông Á cho rằng: Thứ nhất, “phần đất công ty không thuộc khu vực bảo lưu đê”. Thứ hai, bà Thanh (Nguyễn Phương Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đông Á Bạc Liêu - PV) không đáng tin cậy, có dấu hiệu lừa đảo công ty. Bà này sau đó đã bị công an bắt…

Về vấn đề này, tài liệu mà phóng viên báo Kinh tế & Đô thị có được thể hiện như sau: Văn bản số 1203/SNN-CCTL ngày 02/12/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Bạc Liêu “V/v ý kiến về ranh giới, phạm vi đất bảo lưu đê biển Đông đoạn từ cầu Út Đen đến Trường bắn” là văn bản trao đổi giữa hai cơ quan Nhà nước, hoàn toàn không có câu chữ nào nêu rõ là “phần đất công ty không thuộc khu vực bảo lưu đê” như văn bản của đại diện của Công ty Đông Á Bạc Liêu đã viết.

Hàng loạt văn bản báo cáo, quyết định xử lý từ cấp phường lên cấp thành phố và cấp tỉnh liên quan đến Công ty Đông Á Bạc Liêu.

Tại Công văn số 4000/UBND-KT ngày 16/9/2020 V/v xử lý kiến nghị của Công ty Đông Á Bạc Liêu xung quanh dự án đầu tư khu du lịch sinh thái tại phường Nhà Mát, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung đã lưu ý: “Không xem xét cho xây dựng trên phần đất bảo lưu đê; đồng thời không cho phép xây dựng tạm để cho các hộ dân thuê lại”.

Trong khi đó, bản báo cáo số 257/BC-SXD ban hành ngày 3/11/2020 của Sở Xây dựng Bạc Liêu về “Kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý kiến nghị của Công ty Đông Á Bạc Liêu” đã xác định: Công ty Đông Á Bạc Liêu đã xây dựng công trình nhà trái phép ngoài diện tích được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bản báo cáo cũng cho biết: Tại buổi làm việc với Sở NN&PTNT ngày 7/10/2020, đại diện Sở này cho biết đây là tuyến đường Trường Sa do UBND TP Bạc Liêu quản lý. Nhưng theo quy hoạch sử dụng đất, hiện nay vẫn là phần đất thuộc đê điều.

UBND tỉnh Bạc Liêu ra quyết định phạt hành chính Công ty Đông Á Bạc Liêu 110 triệu đồng là do xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công và không gian khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung. Và do đơn vị này chưa chấp hành nộp phạt, chưa tháo dỡ công trình vi phạm cho dù cơ quan chức năng đã nhiều lần yêu cầu.

“Hiện Phòng Quản lý đô thị đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan cũng cố hồ sơ (xác minh thông tin tài khoản, tài sản, thu nhập…) để tham mưu UBND TP trình UBND tỉnh ban hành các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định” - Phó Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu Trần Văn Mậu nêu trong văn bản số 628/BC-UBND ngày 29/12/2020.

Hiện trường dãy nhà xây dựng sai phép của Công ty Đông Á Bạc Liêu. Ảnh: Hoàng Nam

Còn về trường hợp bà Thanh (Nguyễn Phương Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đông Á Bạc Liêu - PV), ông Lê Đông Á cho rằng không đáng tin cậy, có dấu hiệu lừa đảo công ty, bà này sau đó đã bị công an bắt…

Việc này, sau khi dẫn nguồn của UBND TP Bạc Liêu về quyết định xử phạt hành chính 110 triệu đồng Công ty Đông Á Bạc Liêu do xây dựng trái phép, để khách quan hơn, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã sử dụng Công văn số 07 ngày 14/7/2021 của chính Công ty Đông Á Bạc Liêu do bà Nguyễn Phương Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty ký gửi UBND tỉnh, ngành chức năng và một số cơ quan báo chí. Nội dung cam kết tự giác tháo dỡ, đập bỏ dãy nhà 13 căn kiên cố mà công ty đã xây dựng trái phép, vi phạm pháp luật.

Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ nhất ngày 26/5/2021, Công ty Đông Á Bạc Liêu mã số doanh nghiệp số 1900639182, tổng vốn điều lệ 1,7 tỷ đồng do bà Nguyễn Phương Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên góp vốn 1,530 tỷ đồng làm đại diện pháp luật công ty.

Như vậy, việc bà Thanh phát hành công văn nói trên là đúng thẩm quyền, không làm trái điều lệ công ty, không vi phạm pháp luật. Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết, bà Thanh bị bắt vào trung tuần tháng 10/2021 trong một vụ án khác, không liên quan đến Công ty Đông Á Bạc Liêu.

Công văn của bà Thanh có đoạn: “Từ việc cố ý xây dựng 13 căn nhà kiên cố sai trái nghiêm trọng…, cùng với việc ông Lê Hoàng Việt và ông Lê Đông Á vi phạm pháp luật lấy tiền gần 10 tỷ đồng của các hộ dân hiện đang làm việc với cơ quan công an”…

Bản cam kết tự tháo dỡ của Công ty Đông Á Bạc Liêu.

Việc xử lý vi phạm tại Công ty Đông Á Bạc Liêu kéo dài đang gây bức xúc trong dư luận Nhân dân. Nhiều nghi vấn trong việc chuyển nhượng, cho thuê nhà đất trên đất xây dựng trái phép cần phải điều tra làm rõ…

Báo Kinh tế & Đô thị sẽ tiếp tục cập nhật, thông tin đến bạn đọc.

Bạc Liêu: Vượt khó không ngừng vươn lên sau 25 năm chia tách

Bạc Liêu: Vượt khó không ngừng vươn lên sau 25 năm chia tách

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Một huyện ở Khánh Hòa chuyển đổi 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Một huyện ở Khánh Hòa chuyển đổi 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

08 Apr, 11:01 AM

Kinhtedothi - Giai đoạn 2025-2030, huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) sẽ chuyển đổi hơn 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp gồm 432ha đất trồng lúa; 3.159ha đất trồng cây hàng năm; 7.032ha đất trồng cây lâu năm; 3.037ha đất rừng sản xuất; 19ha đất rừng phòng hộ; 595ha đất nuôi trồng thủy sản.

Danh chưa chính, ngôn khó thuận

Danh chưa chính, ngôn khó thuận

06 Apr, 06:31 AM

Kinhtedothi - Theo các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, đây là thời kỳ vàng của nội thất Việt Nam. Tuy nhiên, các khó khăn về thể chế, các quy định pháp luật ngành Xây dựng như hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ còn thiếu và chưa phù hợp cho cả kiến trúc và nội thất là rào cản, điểm nghẽn cho sự phát triển của ngành Nội thất Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ