Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiêu chuẩn xanh cho nông sản

KInhtedothi - Việc ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc carbon lần đầu tiên được áp dụng trên trái thanh long không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, mà còn góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính.

Mới đây, Bộ NN&PTNT và Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) đã lần đầu giới thiệu hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử theo dõi xuất xứ và "dấu chân" carbon trên trái thanh long, triển khai thí điểm tại Bình Thuận.

Hệ thống này giúp người tiêu dùng trong nước và các nước nhập khẩu khi mua trái thanh long được trồng tại Bình Thuận có thể quét mã QR để truy xuất nguồn gốc. Từ đó biết rõ lượng khí carbon trong từng công đoạn sản xuất, cũng như mức độ thực hành xanh hoặc thân thiện với môi trường của loại trái cây này.

Bên cạnh tự động đo lường phát thải khí carbon, cho phép theo dõi và thống kê "dấu chân" carbon theo thời gian thực, trong hệ thống này, các thiết bị công nghệ được lắp đặt còn giúp phân tích để đưa ra những giải pháp phù hợp, hướng tới giảm phát thải carbon trong toàn bộ quá trình sản xuất.

Điều này có ý nghĩa rất lớn, giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho trái thanh long Bình Thuận khi xuất khẩu, bởi hiện nay nhiều thị trường giá trị cao, có đòi hỏi yêu cầu về sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn xanh. Họ cũng sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm nông nghiệp tuân thủ những chuẩn mực xanh.

Rõ ràng, việc ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc carbon trên những trái thanh long nói riêng, hay nói rộng hơn là chuyển đổi số trong nông nghiệp là yêu cầu tất yếu khách quan, giúp cho người nông dân, DN sản xuất nông sản chất lượng cao với chi phí thấp nhất nhưng đạt lợi nhuận cao nhất. Điều này còn góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 2021 (COP26).

Tuy nhiên, đây chỉ là những bước khởi đầu trên chặng đường còn nhiều gian nan, thách thức của chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng xanh và bền vững của Việt Nam. Thực tế, thanh long mới là nông sản thứ hai (sau con tôm) áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử theo dõi xuất xứ và "dấu chân" carbon, trong khi nông sản Việt Nam thì nhiều không đếm xuể. Đặc biệt, Việt Nam lại là quốc gia có lợi thế về xuất khẩu nông sản với nhiều mặt hàng xuất khẩu tỷ USD.

Một trong những thách thức đặt ra hiện nay là nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của chủ thể sản xuất, nhất là người nông dân còn hạn chế. Thêm vào đó, diện tích canh tác, nuôi trồng còn nhỏ lẻ, trong khi nhiều tổ chức, DN cũng chưa mạnh dạn đầu tư khoa học - công nghệ vào nông nghiệp… Chính vì vậy, để có thể từng bước phổ cập hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử theo dõi xuất xứ và "dấu chân" carbon, Bộ NN&PTNT cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chủ thể sản xuất, nhất là những người nông dân một cách sát sườn hơn nữa trong đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp cũng cần tham gia tích cực, chủ động vào công cuộc chuyển đổi số, cụ thể hoá chủ trương, đề án chuyển đổi số của ngành NN&PTNT phù hợp với thực tiễn của địa phương. Cùng với đẩy mạnh phát triển, mở rộng quy mô ứng dụng chuyển đổi số, triển khai đồng bộ giữa các vùng miền, địa phương, nên chăng Bộ NN&PTNT cần nghiên cứu, xây dựng một tiêu chuẩn xanh cho nông sản để thực hành sản xuất, hướng đến phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng lương phải tăng chất

Tăng lương phải tăng chất

10 Apr, 05:23 AM

Kinhtedothi - Dự kiến, tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Dự án Luật Nhà giáo sẽ là một trong những nội dung được xem xét thông qua. Về cơ bản, các điều khoản trong dự án Luật nhận được sự tán thành, thống nhất của đại biểu và dư luận, trong đó có nội dung "lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".

Nỗ lực để vượt thách thức

Nỗ lực để vượt thách thức

09 Apr, 06:07 AM

Kinhtedothi - Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93% là mức tăng trưởng quý I cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2025 và khá đồng đều trong cả 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ. Dù vậy, bước sang quý II/2025, kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trước hết đó là những tác động khi mức thuế đối ứng Mỹ vừa công bố, đúng vào thời điểm nhiều nền kinh tế đang vật lộn với tăng trưởng chậm, lạm phát dai dẳng.

Để khoa học công nghệ phát huy sứ mệnh

Để khoa học công nghệ phát huy sứ mệnh

05 Apr, 11:47 AM

Kinhtedothi - Tại cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghe báo cáo và cho ý kiến về Chuyên đề đột phá phát triển khoa học công nghệ (KHCN) đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, con đường duy nhất đưa đất nước phát triển.

Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

03 Apr, 11:20 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đặt mục tiêu thành lập mới 150.000 DN trong giai đoạn 2021 - 2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 30.000 DN mỗi năm. Hà Nội cũng đang nỗ lực thúc đẩy nhiều giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Thuận tiện và tiết kiệm

Thuận tiện và tiết kiệm

02 Apr, 05:49 AM

Kinhtedothi - Những băn khoăn của người dân về việc “liệu có phải đổi lại các loại giấy tờ khi tên các đơn vị hành chính thay đổi hay không” dường như đã được gỡ bỏ. Bộ Nội vụ mới đây đã có đề xuất, các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn, nếu chuyển đổi thì không mất phí.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ