Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tìm cách “đánh thức” tiềm năng du lịch huyện Chương Mỹ

Kinhtedothi - Để huyện Chương Mỹ thu hút du khách đòi hỏi địa phương đẩy mạnh kết nối, quảng bá đến cộng đồng DN lữ hành và du khách. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị “Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối các điểm đến du lịch của huyện Chương Mỹ với các DN lữ hành trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025” ngày 24/4.

Vùng đất giầu tiềm năng

Thông tin về tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn huyện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chương Mỹ Bùi Mạnh Thắng cho biết, nằm ở phía Tây Nam TP Hà Nội, huyện Chương Mỹ được biết đến với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: chùa Trầm, chùa Trăm Gian, chùa Vô Vi…

Đồng thời, Chương Mỹ cũng là huyện dẫn đầu Hà Nội về số lượng làng nghề với 175 làng nghề truyền thống và làng có nghề. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Chương Mỹ có rất nhiều hồ như: Đồng Sương, Văn Sơn có diện tích khoảng 167ha phù hợp với các hoạt động dã ngoại giải trí. Bên cạnh đó, còn có tổ hợp khu nghỉ dưỡng và sân golf 36 hố Sky Lake Resort & Golf Club phục vụ đối tượng khách có mức chi tiêu cao.

Hội nghị “Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối các điểm đến du lịch của huyện Chương Mỹ với các DN lữ hành trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025” ngày 24/4. Ảnh: Hoài Nam

Thông tin về việc xây dựng tour thu hút khách chọn Chương Mỹ làm điểm đến, Phó trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Chương Mỹ Dương Thị Thanh cho biết, trên cơ sở phát huy tiềm năng sẵn có và nằm trong vùng bán sơn địa nên huyện Chương Mỹ đang khai thác 3 loại hình du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và làng nghề có sức hấp dẫn cao như: sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh chùa Trầm, chùa Trăm Gian; du lịch hồ Đồng Sương gắn với giá trị đặc sắc nghệ thuật cồng, chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở thôn Đồng Ké; du lịch sân golf… “Đối với các điểm du lịch văn hóa lịch sử, huyện đã quy hoạch tổng thể khu du lịch chùa Trầm với diện tích 50ha để xây dựng mô hình du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái để thu hút khách thập phương” - bà Thanh chia sẻ.

Khách du lịch tại sân golf 36 hố Sky Lake Resort & Golf Club (Chương Mỹ). Ảnh: Hoài Nam

Thông tin từ UBND huyện Chương Mỹ cho thấy, trong những năm qua, du lịch huyện Chương Mỹ có bước phát triển hàng năm, lượng khách tăng trung bình khoảng 15%, dự kiến năm 2025 du lịch Chương Mỹ đón khoảng 250.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 80.000 lượt.

Nỗ lực đánh thức 

Có tiềm năng không nhỏ, song việc phát triển du lịch của Chương Mỹ chưa tương xứng. Thực tế cho thấy, mặc dù lượng khách du lịch đến với huyện trong những năm gần đây có sự tăng trưởng nhưng số lượng còn khiêm tốn. “Nguyên nhân là do việc khai thác tài nguyên du lịch của huyện Chương Mỹ mới dừng lại ở mức độ tự phát, thiếu quy hoạch, chưa tận dụng tốt khả năng gắn kết các di sản văn hóa, làng nghề gắn với du lịch... dẫn tới sản phẩm du lịch đơn điệu trùng lắp, chưa có sản phẩm đặc trưng của địa phương”- Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chương Mỹ Bùi Mạnh Thắng thừa nhận.

Để đánh thức những tiềm năng, lợi thế qua đó hấp dẫn du khách, các chuyên gia và DN du lịch cho rằng, thời gian tới huyện Chương Mỹ cần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh kết nối với DN. Qua đó, xây dựng sản phẩm du lịch xanh đặc trưng, phù hợp với từng phân khúc du khách và sự phát triển của thị trường. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, xây dựng chính sách khuyến khích các làng nghề truyền thống phát triển gắn với bảo vệ môi trường du lịch.

 

DN du lịch khảo sát khu du lịch Mộc Lâm Viên (Chương Mỹ). Ảnh: Hoài Nam

Phó giám đốc ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (Trường Đại học Thủ đô Hà Nội) Phạm Thị Bích Thủy đề xuất, huyện Chương Mỹ cần xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn kết với sản phẩm làng nghề theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Bên cạnh đó, đẩy mạnh liên kết với các địa phương xây dựng tour liên tuyến.Qua đó, đa dạng điểm đến, từ đó thu hút du khách đến với địa phương. "Trên địa bàn huyện Chương Mỹ có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như chùa Trăm Gian, chùa Trầm… nên có thể kết nối với huyện Mỹ Đức địa phương có quần thể văn hóa, tôn giáo Chùa Hương, xây dựng tour du lịch tâm linh” - bà Thủy nêu ví dụ.

Đồng tình với ý kiến này, Trưởng ban xúc tiến thương mại (Hiệp hội Du lịch Hà Nội) Cù Thị Thu Thủy hiến kế, Chương Mỹ là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, vì vậy thời gian tới địa phương cần đẩy mạnh giới thiệu các sản phẩm làng nghề, xây dựng sản phẩm trải nghiệm làng nghề khác biệt, hướng tới có dịch vụ lưu trú qua đó giúp du khách kéo dài thời gian thăm quan. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý, người dân cần tăng cường truyền thông, quảng bá du lịch văn hóa, nông nghiệp, sản phẩm OCOP tới du khách. “Sau khi khách trải nghiệm, tham quan di tích, tìm hiểu văn hóa thì sẽ muốn mua các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với nhu cầu của họ. Khi đó, cộng đồng vừa là chủ thể, vừa được hưởng lợi từ du lịch" – bà Thủy nói.

Dưới góc độ DN lữ hành, Giám đốc Công ty Royaltour Đào Thị Kim Lan “hiến kế”,  huyện Chương Mỹ cần có quy hoạch cụ thể, hướng tới từng nhóm đối tượng khách, bao gồm cả khách nội địa và khách quốc tế (Inbound). Với khách quốc tế đến chơi golf, cần phát triển thêm các dịch vụ phù hợp với nhu cầu riêng biệt của từng thị trường. Đồng thời, cần có những quy hoạch cụ thể phát triển hạ tầng du lịch theo từng thị trường nhất định. Tượng tự, Giám đốc Công ty du lịch KTS Đặng Văn Khang và các DN cùng có chung kiến nghị, các điểm đến, cơ sở dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Chương Mỹ nên có những chính sách hỗ trợ giá dịch vụ cho DN lữ hành, qua đó kích cầu thu hút du khách đến với địa phương.

Trước những ý kiến của DN, chuyên gia, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, thời gian tới ngành du lịch Hà Nội tiếp tục hỗ trợ các huyện ngoại thành, trong đó có Chương Mỹ phát triển du lịch cộng động, du lịch xanh;  góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, đồng thời đa dạng hóa ngành nghề nông thôn. Bên cạnh đó, góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư, giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. “Thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó có huyện Chương Mỹ quảng bá, xây dựng các sản phẩm du lịch theo hướng bảo tồn và phát triển bền vững. Đồng thời, kết nối các đơn vị lữ hành với địa phương. Qua đó, xây dựng các tuyến du lịch ổn định, hấp dẫn như du lịch văn hóa tâm linh; du lịch làng nghề đến khách du lịch trong và ngoài nước ”- ông Trần Trung Hiếu khẳng định.

Làm du lịch bền vững - con đường khó nhưng tất yếu phải đi

Làm du lịch bền vững - con đường khó nhưng tất yếu phải đi

Du lịch tìm cách đón đầu dòng khách Hồi giáo chi tiêu cao

Du lịch tìm cách đón đầu dòng khách Hồi giáo chi tiêu cao

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo

Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo

24 Apr, 04:18 PM

Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, sáng 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải tích hợp đầy đủ các chính sách liên quan, đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ, chấm dứt tình trạng chồng chéo để cơ chế hỗ trợ thực sự hiệu quả.

Báo chí – “bệ đỡ” nâng tầm thương hiệu Việt

Báo chí – “bệ đỡ” nâng tầm thương hiệu Việt

24 Apr, 03:53 PM

Kinhtedothi - Với độ tin cậy, cùng các bước kiểm duyệt kỹ càng thông tin trước khi đưa lên mặt báo, báo chí chính thống là kênh truyền thông không thể thiếu, góp phần lớn vào sự lan toả thương hiệu của DN đến gần hơn với công chúng.

Phát huy giá trị kinh tế từ cây dược liệu

Phát huy giá trị kinh tế từ cây dược liệu

24 Apr, 11:02 AM

Kinhtedothi - Việt Nam có nhiều loại cây dược liệu quý hiếm, phục vụ ngành dược phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, phát triển vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu được coi là giải pháp căn cơ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ