Tìm cách đưa trẻ đến trường

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nghiên cứu trẻ em ngoài nhà trường là sáng kiến có giá trị khoa học, đưa đến phương pháp mới trong tiếp cận, phát hiện và xây dựng chính sách giáo dục, tìm ra nguyên nhân bỏ học, từ đó có tác động chính sách để đưa trẻ đến trường. UNICEF và UNESCO xem đây là một sáng kiến toàn cầu, có ý nghĩa quan trọng trong hành động, thúc đẩy các nước nhanh chóng đạt đến Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc là "tất cả trẻ em đều được đến trường vào năm 2015".

Cả nước có tới 1,1 triệu trẻ từ 5 - 14 tuổi chưa từng được đến trường học hoặc đã bỏ học do chi phí đắt đỏ, cơ sở vật chất thiếu, chương trình nặng, khó… Thế nên, trong cuộc bàn tròn "Báo cáo trẻ em ngoài nhà trường của Việt Nam" mới đây do Bộ GD&ĐT phối hợp với UNICEF tổ chức, các chuyên gia đã "đi tìm" những chính sách, giải pháp cần thực hiện để trẻ em được bình đẳng trong học tập.

Nhiều rào cản 
Kinhtedothi - Nghiên cứu trẻ em ngoài nhà trường là sáng kiến có giá trị khoa học, đưa đến phương pháp mới trong tiếp cận, phát hiện và xây dựng chính sách giáo dục, tìm ra nguyên nhân bỏ học, từ đó có tác động chính sách để đưa trẻ đến trường. UNICEF và UNESCO xem đây là một sáng kiến toàn cầu, có ý nghĩa quan trọng trong hành động, thúc đẩy các nước nhanh chóng đạt đến Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc là "tất cả trẻ em đều được đến trường vào năm 2015". 
 Trường Tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy luôn có những phương pháp giáo dục khoa học giúp học sinh phát triển tốt nhất.     Ảnh: Phạm Hùng
Trường Tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy luôn có những phương pháp giáo dục khoa học giúp học sinh phát triển tốt nhất. Ảnh: Phạm Hùng
 
Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở Việt Nam còn khá cao, trong số hơn 1 triệu trẻ em ngoài nhà trường, tỷ lệ trẻ 5 tuổi ngoài nhà trường chiếm 12,19% tổng số trẻ cùng độ tuổi; tỷ lệ trẻ ngoài nhà trường ở độ tuổi từ 6 - 10 là 3,97%; từ 11 - 14 tuổi là 11,17%. Đặc biệt, tỷ lệ này lên tới 91,4% ở trẻ em khuyết tật từ 11 - 14 tuổi.  

Ông Nguyễn Phong - chuyên gia tư vấn, nghiên cứu trẻ em ngoài nhà trường cho biết, qua tìm hiểu thực tế tại một số tỉnh, thành, rào cản khiến trẻ bỏ học, không được đi học là do gia đình nghèo, chi phí đắt đỏ cho các khoản liên quan đến học tập của trẻ. Ngoài ra, có sự tác động từ cơ sở vật chất, hệ thống trường học chưa đáp ứng đủ về số lượng, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa; khoảng cách từ nhà đến trường quá xa, không có phương tiện đi lại; thiếu giáo viên (GV), năng lực GV còn hạn chế, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. 

Ngoài ra, tình trạng dạy thêm ở khu vực thành thị đã tạo thêm gánh nặng chi phí cho các hộ gia đình khó khăn, nghèo... là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán học, bỏ học của các em" - ông Phong nhấn mạnh.

Ưu tiên vùng xa

Để giải quyết các thách thức, rào cản nhằm giảm thiểu số trẻ em ngoài nhà trường, giảm nguy cơ bỏ học ở trẻ em, rất nhiều chuyên gia cho rằng, cần đầu tư có trọng điểm cho vùng sâu, vùng xa; giảm bất bình đẳng trong giáo dục; gỡ bỏ gánh nặng kinh tế về giáo dục cho các gia đình khó khăn; giảm thiểu tình trạng trẻ em lao động sớm…

Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, số HS nhập cư không có hộ khẩu toàn TP là 45.732 em, TP phải lo chỗ học. "Tổng TP có 322 phường, xã, mỗi đơn vị có một người phụ trách phổ cập. Ngành luôn xây dựng kế hoạch hàng năm, phối hợp các nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng cho HS kém, tránh bỏ học. Tuy nhiên, chế độ, chính sách cho GV còn bất cập, hiện mỗi lớp có một trẻ hòa nhập, GV chỉ được hưởng phụ cấp 200.000 đồng/năm; THCS không quá 2 em/lớp (GV hưởng 350.000 đồng/năm). Cần có thêm chính sách ưu đãi cho GV dạy phổ cập được hưởng chế độ; Khắc phục bất hợp lý trong phân bổ ngân sách giáo dục theo đầu dân" - đại diện Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh kiến nghị.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Như Sang - Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục dân tộc cho rằng, rào cản đã tìm ra, vấn đề làm thế nào để trẻ không bỏ học. Vì vấn đề cốt lõi hiện nay đối với trẻ em dân tộc là chất lượng GV thấp. Cần xây dựng chương trình ngắn hạn và dài hạn để đào tạo, tuyển đủ GV là người dân tộc, đặc biệt là GV dân tộc người địa phương; Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng GV cả về chuyên môn, nghiệp vụ và ngôn ngữ. Ngoài ra, các nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, ưu tiên mầm non ở các vùng xa". 

Hơn một triệu trẻ em bỏ học, không được đến trường, không chỉ là vấn đề thuộc phạm vi gia đình, mà cả xã hội. Vì vậy, cần có chính sách miễn giảm học phí, những chính sách riêng cho từng vùng, cho đội ngũ GV, cán bộ quản lý tại các trường phổ thông dân tộc, vùng khó khăn… để các em có cơ hội bình đẳng học tập.