Tìm đến các phương pháp làm mát thụ động

Thế Phong
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khi biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm các đợt nắng nóng, ngày càng nhiều người sử dụng máy điều hòa không khí.

Đây là một vòng luẩn quẩn, vì nó ngốn năng lượng khủng khiếp và khiến không khí ngoài trời đã nóng lại càng thêm nóng. Các chuyên gia cho biết, làm mát thụ động là phương pháp thay thế khả thi, giúp giảm áp lực tiêu tốn năng lượng và nhiều vấn đề khác.

Nhu cầu làm mát tăng cao Kuwait mùa Hè thật ngột ngạt. Nhiệt độ nóng nung người tỏa ra từ mọi ngóc ngách của thành phố, khiến cho thân nhiệt nóng bừng lên ngay cả khi chỉ vận động với bài tập thể dục dù là nhẹ nhàng nhất.

Các “hành lang xanh” của TP Medellin (Colombia) đã làm giảm nhiệt độ trung bình ở thành phố này khoảng 2 độ C. Ảnh: DW
Các “hành lang xanh” của TP Medellin (Colombia) đã làm giảm nhiệt độ trung bình ở thành phố này khoảng 2 độ C. Ảnh: DW

Alexander Nasir, người từng sống ở quốc gia vùng Vịnh, cho biết: “Ở Kuwait, bạn đang ở trong căn hộ có máy lạnh hoặc ô tô có máy lạnh để đến nơi làm việc có máy lạnh hoặc trung tâm mua sắm có máy lạnh.

Tất nhiên điều đó là hoàn toàn tệ hại đối với môi trường, nhưng đó là cách duy nhất để tránh những địa ngục bên ngoài". Nasir chuyển đến Berlin vào năm 2014, nhưng anh cũng không thể thoát khỏi nhiệt độ oi bức. Mặc dù thủ đô của Đức có mùa Hè ôn hòa hơn nhiều, nhưng anh đã phải trải qua những đợt nắng nóng lên tới 38 độ C - nhiệt độ có thể cảm thấy gay gắt hơn vì nhà ở Đức hiếm khi có điều hòa nhiệt độ.

Khủng hoảng khí hậu đã làm cho các đợt nắng nóng xảy ra nhiều hơn và khốc liệt hơn trên khắp thế giới. Điều đó khiến nhu cầu sử dụng máy lạnh tăng cao. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trong năm 2018, việc sử dụng máy điều hòa không khí và quạt điện đã chiếm 10% lượng điện tiêu thụ toàn cầu. Nhật Bản và Mỹ là những nơi có hơn 90% số hộ gia đình dùng máy điều hòa.

Nhưng khi mùa Hè trở nên nóng hơn, nhu cầu làm mát không gian tăng cao, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi. Nhu cầu về điện có thể tăng gấp ba lần vào năm 2050.

Các giải pháp đơn giản để tăng khả năng làm mát

Có một vòng luẩn quẩn là khi dùng máy điều hòa làm mát trong nhà thì ngoài trời nóng lên, nhu cầu năng lượng cao lên buộc gia tăng sản xuất và nhiều hệ lụy kèm theo… Từ đó, nhiều nhà khoa học chỉ ra các chiến lược làm mát thụ động kiểm soát nhiệt độ, sử dụng ít hoặc không sử dụng năng lượng.

Nhà đón gió rất phổ biến ở TP Yazd của Iran. Ảnh: DW
Nhà đón gió rất phổ biến ở TP Yazd của Iran. Ảnh: DW

Alexandra Rempel, trợ lý giáo sư thiết kế môi trường tại Đại học Oregon, Mỹ, cho biết: “Làm mát thụ động rất hứa hẹn vì nó ít tốn kém hơn, ngăn chặn việc tăng cường hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, giúp tăng khả năng sống sót bằng cách giảm bớt sự phụ thuộc vào điều hòa không khí”.

Ở vùng khí hậu Địa Trung Hải, việc chống chọi với cái nóng khắc nghiệt có thể đơn giản như mở cửa sổ vào ban đêm để đón không khí mát mẻ và tạo ra những mảng màu khi mặt trời chiếu vào cửa sổ vào ban ngày.

Alexandra Rempel qua nghiên cứu cho thấy chỉ riêng việc thông gió và che nắng có thể làm giảm nhiệt độ trong nhà khoảng 14 độ C và giảm tải cho máy điều hòa không khí tới 80%. Nghiên cứu đã thực hiện những mô phỏng này bằng cách sử dụng dữ liệu từ đợt nắng nóng năm 2021 khiến hàng trăm người thiệt mạng ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, nơi thường được biết đến với thời tiết ôn hòa.

Làm mát thụ động cũng có thể được tích hợp vào thiết kế của tòa nhà. Một số phương pháp, chẳng hạn như lầu đón gió ở Bắc Phi và Trung Đông, đã giúp giải nhiệt trong nhiều thế kỷ. Những tòa tháp có cửa sổ mở này được đặt trên đỉnh của các tòa nhà và đúng như tên gọi, được tạo ra để "đón" gió.

Chúng đón không khí trong lành vào bên trong tòa nhà và đẩy không khí nóng ấm ra ngoài qua tháp. Mặc dù các thiết bị đón gió truyền thống hầu như không còn được sử dụng, nhưng các mô hình thương mại sử dụng công nghệ tương tự vẫn có thể được sử dụng trong các tòa nhà hiện đại.

Các tính năng khác giúp giữ cho các tòa nhà bền vững bao gồm mái che chắn nắng, kính hai lớp để hạn chế lượng nhiệt và vòi phun nước làm giảm nhiệt độ không khí thông qua hệ thống làm mát bay hơi.

Làm mát thụ động không chỉ trực tiếp làm giảm nhiệt độ trong nhà mà còn là giảm nhiệt độ bề mặt của các tòa nhà và các khu vực xung quanh.

Alexandra Rempel cho biết: “Khi đường phố và vỉa hè chỉ chịu nắng nóng cả ngày, những vật liệu đó là khối lưu trữ nhiệt hoàn hảo và tiếp tục tỏa nhiệt trở lại môi trường suốt đêm. Vì vậy, điều đó làm cho máy điều hòa không khí hoạt động mạnh hơn". Đặc biệt, ở nhưng đô thị chằng chịt các khối bê tông (những cao ốc) và ít cây xanh, lượng nhiệt lưu giữ nhiều hơn, sự tỏa nhiệt lâu hơn.

Giải pháp cho chống nóng cho các đô thị đôi khi rất đơn giản: Nhiều cây hơn, nhiều bóng mát hơn. Ở Medellin, Colombia, các nhà chức trách đã thiết kế "hành lang xanh", những lối đi có thảm thực vật giúp người đi bộ và người đi xe đạp không bị nắng chiếu trực tiếp. Chúng đã giúp giảm nhiệt độ trung bình của thành phố xuống 2 độ C.

Thủ đô Tokyo của Nhật Bản cũng đã giới thiệu những mặt đường luôn mát mẻ với lớp phủ cách nhiệt. Và ở Singapore, cây cối rậm rạp trên một số mặt tiền của các tòa nhà chọc trời khiến chúng không bị nóng lên nhiều.

Ayu Sukma Adelia, kiến ​​trúc sư từ Dự án Nghiên cứu Cooling Singapore, nói với DW: "Bằng cách có ít nhất 10 mét vuông cây xanh ở phía trước các tòa nhà của bạn, bạn có thể giảm nhiệt độ bề mặt 5 độ C".

 

Giải pháp chống nóng cho các đô thị đôi khi rất đơn giản: Nhiều cây hơn, nhiều bóng mát hơn. Ở Medellin, Colombia, các nhà chức trách đã thiết kế "hành lang xanh", những lối đi có thảm thực vật giúp người đi bộ và người đi xe đạp không bị nắng chiếu trực tiếp. Chúng đã giúp giảm nhiệt độ trung bình của thành phố xuống 2 độ C.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần