Tìm lời giải cho các siêu đô thị

Lan Hương (Theo Japan Times)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đô thị thông minh có thể giải quyết tình trạng quá tải dân số, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và nhu cầu năng lượng khổng lồ mà các TP đang đối mặt.

Hướng đi cho các đô thị tương lai
Dân số thành thị khắp thế giới đang ngày một tăng lên. Vào năm 2050, số người sống ở các TP lớn dự báo sẽ chiếm 66% dân số toàn cầu. Tỷ lệ này hiện tại là 54%.
Với sự mở rộng nhanh chóng hiện nay, các đô thị phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó bao gồm tình trạng quá tải dân số, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và nhu cầu năng lượng khổng lồ. Với Nhật Bản và nhiều quốc gia khác, đô thị thông minh được xem như là giải pháp cho tình trạng này.
 Hình mẫu đô thị thông minh có thể giải quyết nhiều thách thức của các siêu đô thị.
Hiện có 88 TP thông minh trên khắp thế giới (vào năm 2013, số TP thông minh mới chỉ là 21). Đầu tư vào các dự án này đạt trên 1 tỉ USD vào năm 2013 và dự báo sẽ vượt mức 12 tỷ USD vào năm 2025.
Các TP thông minh được xem như một phương tiện để sáng tạo và thử nghiệm các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ tiên tiến. Ngoài ra, các dự án phát triển sẽ thúc đẩy cạnh tranh công nghiệp bằng cách đảm bảo đổi mới và sáng tạo các giá trị mới cho người tiêu dùng cũng như tạo ra thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, ngoài việc tạo ra các cộng đồng sống động.
"Chìa khóa" ICT
Các chuyên gia chỉ ra rằng, các TP tương lai này sẽ thúc đẩy thời kỳ công nghiệp và cải thiện sự hiệu quả của lực lượng lao động mới nhờ tận dụng sự phát triển của internet. Một yếu tố nổi bật của các TP thông minh là các TP này được xây dựng bởi công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Ông Masato Nobutoki, cựu giám đốc điều hành chương trình quảng bá thành phố trong tương lai liệt kê TP Kashiwa-no-ha, tỉnh Chiba, như một TP tận dụng lợi thế từ ICT để tối ưu hóa việc quản lý năng lượng. 
TP Kashiwa-no-ha. 
Trong lĩnh vực kinh tế, các TP thông minh được thiết lập để đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề giải quyết nhu cầu năng lượng, Masato Nobutoki cho biết. 
TP Kashiwa-no-ha đang hướng tới xây dựng một mô hình tốt nhất có thể trong việc tối ưu hóa năng lượng bằng cách xây dựng kế hoạch thân thiện về mặt sinh thái như quản lý năng lượng từ sản xuất điện, pin ở cấp địa phương... 
Để đạt được điều này, TP đã thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa thông qua 3 giải pháp chính: hệ thống quản lý năng lượng (EMS); Lộ trình giảm CO2 và chính sách năng lượng tái tạo.
Đặc biệt, EMS là một nền tảng máy tính được sử dụng bởi các công ty điện để theo dõi, kiểm soát và tối ưu hóa việc phát điện và truyền tải điện. Qua đó, khách hàng có khả năng giám sát và kiểm soát tốt hơn năng lượng sử dụng.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần