80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tín dụng kỳ vọng tiếp tục tăng mạnh

Kinhtedothi - Tín dụng tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm nay nhờ nhu cầu vốn của khách hàng cải thiện. Với mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, dự báo tín dụng có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong nửa cuối năm, tạo lực đẩy cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng còn dùng các công cụ điều hành để kiềm chế lạm phát.

Hơn 17,2 triệu tỷ đồng đổ vào nền kinh tế

Tính đến 30/6, tín dụng toàn hệ thống đạt 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024 và 19,32% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2022 đến nay. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao 6 tháng đầu năm do các DN đẩy mạnh sản xuất, giao hàng tranh thủ trước thời gian tránh thuế đối ứng từ Mỹ, từ đó dẫn đến tín dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao; bên cạnh đó là giải ngân đầu tư công tăng cao hơn so với năm trước. Thị trường bất động sản chuyển biến tích cực cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Một số ngành chính như nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng khoảng 6,37%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khoảng 12,84%; ngành xây dựng khoảng 7,53%. Trong ngành xây dựng có cả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh tín dụng trong ngành. Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 18,47%; các ngành dịch vụ khác như bán buôn, bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn khoảng 23,74%.

Theo một số chuyên gia, ngành ngân hàng không khó để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% đặt ra cho năm nay. Trong đó, trụ cột chính cho tăng trưởng tín dụng nửa cuối năm đó là đầu tư công, bất động sản trong khi tiêu dùng còn yếu.

Về lĩnh vực đầu tư công, chuyên gia Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, nhận xét đây sẽ là một trong những động lực tăng trưởng mạnh mẽ nhất, thúc đẩy nhu cầu vốn cho các dự án hạ tầng. Để hiện thực hóa mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công, hàng loạt giải pháp mạnh mẽ, chưa từng có đã được đồng loạt triển khai.

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân.

Ảnh: Phạm Hùng

Đối với lĩnh vực bất động sản, các chuyên gia cho rằng mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức rất thấp và nguồn cung bất động sản dần được cải thiện, nhu cầu tín dụng cho lĩnh vực này sẽ được kích thích mạnh mẽ trở lại. Đây là yếu tố quan trọng giúp khơi thông dòng vốn của ngân hàng. Hiện, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà dao động từ 3,99 - 8,69%/năm tùy ngân hàng và kỳ hạn, thấp hơn khoảng 2% so với năm trước. Một số ngân hàng còn đưa ra mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 3,99%/năm với hạn mức vay lên đến 90% giá trị tài sản, thời hạn vay kéo dài đến 35 năm.

Với bán lẻ và tiêu dùng, lãnh đạo Chứng khoán Yuanta Việt Nam dự báo nhiều khả năng mảng này sẽ phục hồi chậm hơn và cần thêm thời gian, vì nó phụ thuộc vào sự cải thiện của bức tranh kinh tế tổng thể. Động lực này sẽ thể hiện rõ nét hơn ở giai đoạn cuối năm, có thể là quý IV/2025, trong khi tại quý III có thể vẫn sẽ là một giai đoạn tương đối thách thức và khó khăn.

Chủ động điều hành, linh hoạt công cụ

Để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% hoặc cao hơn trong năm 2025, lãnh đạo các ngân hàng dự báo tín dụng sẽ tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm - thời điểm cao điểm kinh doanh trong năm. Trong đó, riêng về lãi suất, NHNN được kỳ vọng tiếp tục điều hành lãi suất ổn định nhằm bảo đảm phù hợp với mặt bằng chung của nền kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.

Triển vọng tín dụng nửa cuối năm vẫn tích cực, nhưng bối cảnh quốc tế nhiều biến động vẫn là bài toán khó với ngành ngân hàng.

Trích dẫn
Trích dẫn 1
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý III năm 2025 của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam do NHNN vừa thực hiện cho thấy, các tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng khởi sắc, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay ổn định trong quý III. Đáng chú ý, các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh tăng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16,8%, vượt xa tốc độ tăng thực tế của năm 2024.

“Lạm phát mặc dù hạ nhiệt về mức mục tiêu nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại. Rủi ro tiềm ẩn trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới tạo áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất trong nước cũng như việc thực hiện mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên" - ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, nói.

Với nền kinh tế có độ mở cao, thị trường xuất khẩu lớn, nên các chính sách thuế sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá, lãi suất thời gian tới. Ở trong nước, dù nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng ông Phạm Chí Quang nêu dữ liệu của Cục Thống kê cho thấy số DN rút lui khỏi thị trường vẫn rất cao. Số lượng DN thành lập mới tuy tăng nhưng không đủ bù đắp cho số DN đóng cửa. Điều này cho thấy nội lực phục hồi còn yếu và tăng trưởng GDP trong nửa cuối năm vẫn thiếu tính bền vững. Điều đó sẽ tác động ngược trở lại đến điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá.

Để thực hiện nhiệm vụ vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu của Chính phủ, trong 6 tháng cuối năm, NHNN khẳng định thường xuyên cập nhật diễn biến của thị trường, tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

“Trong trường hợp lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, tín dụng tiếp tục được mở rộng lành mạnh, chất lượng tín dụng và nợ xấu được kiểm soát hiệu quả, NHNN sẽ xem xét điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng (room) phù hợp trong năm 2025 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế” - Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nói.

Một thông điệp NHNN nhấn mạnh với các tổ chức tín dụng, để có dư địa tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số...

Trích dẫn
Trích dẫn 2

Áp lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao rất lớn và đòi hỏi cả chính sách tài khóa và tiền tệ Việt Nam đều hướng hỗ trợ. Mặc dù việc giữ mặt bằng lãi suất thấp sẽ tạo sức ép rất lớn cho tiền đồng và tỷ giá nhưng thanh khoản cho nền kinh tế vẫn đến cả từ tiền tệ. Tuy nhiên, yêu cầu chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế phải đi đôi với thận trọng, bảo đảm chất lượng tín dụng, không để dòng vốn đi chệch hướng. Bên cạnh đó, cần có chiến lược dài hạn phát triển thị trường vốn nhằm tạo kênh tài trợ đối trọng với hệ thống ngân hàng. Đồng thời, chính sách tài khóa hỗ trợ tăng trưởng với hai hướng ưu tiên: tiếp tục miễn giảm thuế cho người dân và DN từ phía thu và đẩy mạnh đầu tư công ở phía chi ngân sách.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách Công & Quản lý Fulbright

Bỏ room tín dụng, tăng tính chủ động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

Bỏ room tín dụng, tăng tính chủ động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

Tín dụng tăng gần 10%, áp lực lãi suất, tỷ giá lớn

Tín dụng tăng gần 10%, áp lực lãi suất, tỷ giá lớn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá tiêu hôm nay 21/7/2025: xuất nhập khẩu hạt tiêu giảm sút, thị trường chờ bùng nổ sau 1/8?

Giá tiêu hôm nay 21/7/2025: xuất nhập khẩu hạt tiêu giảm sút, thị trường chờ bùng nổ sau 1/8?

21 Jul, 06:11 AM

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 21/7/2025 trong khoảng 137.000 - 140.000 đồng/kg. Xuất nhập khẩu hạt tiêu đang giảm sút. Mỹ trở lại là quốc gia nhập khẩu hồ tiêu nhiều nhất của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7, nhưng sản lượng tiếp tục suy giảm. Trong khi đó thị trường Trung Quốc chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Bão số 3 tiến gần đất liền, người dân nên làm gì để ứng phó?

Bão số 3 tiến gần đất liền, người dân nên làm gì để ứng phó?

20 Jul, 03:35 PM

Kinhtedothi - Dự kiến sáng 22/7, bão số 3 sẽ tiệm cận ven biển Quảng Ninh - Thanh Hoá với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 - 11, giật cấp 14. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đưa ra 11 khuyến cáo nhằm hạn chế thiệt hai do bão số 3.

Giá cà phê hôm nay 20/7/2025: 1 tuần tăng tốt, trong nước thêm 4.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 20/7/2025: 1 tuần tăng tốt, trong nước thêm 4.000 đồng/kg

20 Jul, 08:32 AM

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 20/7/2025 trong khoảng 93.500 - 93.800 đồng/kg. Giá cà phê có tuần tăng trở lại sau chuỗi thời gian liên tục giảm do áp lực vụ thu hoạch quá lớn từ Brazil. Giá cà phê trong tuần liên tục trồi sụt theo diễn biến đồng USD, tin tức thời tiết ở Brazil và tồn kho trên sàn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ