Thỏa thuận thương mại được chia thành 2 hiệp ước riêng biệt: Một Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) - chỉ yêu cầu sự chấp thuận của Hội đồng và sự đồng ý của Nghị viện để có hiệu lực và 1 Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) sẽ thay thế 21 hiệp ước đầu tư song phương giữa các quốc gia thành viên EU với Việt Nam - phải trải qua các thủ tục phê chuẩn quốc gia ở tất cả các nước thành viên trước khi có thể có hiệu lực.
"Qua việc đồng ý thỏa thuận thương mại với Việt Nam, INTA đang đưa ra một tín hiệu tích cực cho khu vực ASEAN và phần còn lại của thế giới giữa thời điểm căng thẳng thương mại quốc tế ngày một gia tăng", báo cáo viên Geert Bourgeois nói, "bên cạnh tầm quan trọng về chính trị và kinh tế, tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ thúc đẩy quá trình cải cách ở Việt Nam... tăng cường hơn nữa về tiêu chuẩn và môi trường lao động".
Nghị viện châu Âu dự kiến bỏ phiếu về thỏa thuận thương mại và thỏa thuận bảo hộ đầu tư tại phiên họp tháng 2 ở Strabourg, với thương mại hàng hóa trị giá 47,6 tỷ EUR/năm. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam vào EU bao gồm thiết bị viễn thông, quần áo và thực phẩm.
Neil Narriman - Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Hàng thế thao châu Âu (FESI) đánh giá, việc phê chuẩn EVFTA sẽ tạo thêm cơ hội việc làm và thúc đẩy quyền lao động tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực may mặc.
Đối với hàng dệt may, thuế của EU đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được loại bỏ trong giai đoạn 8 năm sau khi hiệp ước có hiệu lực. Sản phẩm nay mặc được sản xuất tại Việt Nam từ các loại vải được sản xuất tại Hàn Quốc, hoặc các nước ASEAN khác mà EU có thỏa thuận thương mại tự do cũng sẽ đủ điều kiện để được miễn thuế.
EVFTA cũng dự kiến mở rộng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU. Năm 2018, EU nhập khẩu quần áo trị giá 3,97 tỷ USD từ Việt Nam, tăng 5,4% so với năm trước đó. Quần áo chiếm 9,2% tổng nhập khẩu của EU từ Việt Nam, chiếm 3,9% nhập khẩu ngoài EU (không bao gồm thương mại giữa các quốc gia thành viên EU).