Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tín hiệu tốt tạo đà phục hồi du lịch Thủ đô Hà Nội

Kinhtedothi - Ngày 6/2, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số lượng F0 tại Hà Nội tăng cao nhưng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần ngành du lịch Thủ đô đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại.

Kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên UBND TP Hà Nội chưa cho phép các điểm di tích lịch sử văn hóa hoạt động trở lại. Tuy nhiên lượng du khách đến Hà Nội thăm quan, giải trí trong 7 ngày Tết (từ ngày 31/1-6/2/2022) Hà Nội đã đón 105.000 lượt khách. Khách du lịch chủ yếu là người dân Thủ đô đi du xuân và khách đến từ một số các tỉnh thành lân cận như Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An....  Một số khu, điểm du lịch đã thu hút được lượng khách đáng kể trong 3 ngày Tết, cụ thể vườn Quốc Gia Ba Vì 13.000 lượt khách, Vườn Thú Hà Nội đón khoảng khoảng 28.000 lượt khách, công viên Thiên đường Bảo Sơn 15.000 lượt khách, Khu du lịch Tản Đà đón 1000 lượt khách…

Khách du lịch thăm quan làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây)

 Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu, việc ngành du lịch Hà Nội đón được một lượng khách du lịch trong những ngày đầu năm mới Nhâm Dần đã khiến công suất bình quân sử dụng buồng phòng khối cơ sở lưu trú từ 1-5 sao ước tính đạt 22.4%, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng tại 29 khách sạn được làm nơi cách ly y tế tập trung, kỳ nghỉ Tết  Nhâm Dần đã phục vụ 1.225 khách, công suất bình quân sử dụng buồng phòng ước đạt 20,2%. Khách cách ly chủ yếu đến từ các nước: Ấn Độ, Áo, Canada, Mỹ, Bỉ, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Hà Lan...

Đánh giá, công tác tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu du lịch nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang nêu rõ: Khách du lịch đến Hà Nội chủ yếu là các nhóm nhỏ, các gia đình đi tham quan bảo tàng, công viên, khu sinh thái và các điểm du lịch nghỉ dưỡng ở khu vực ngoại thành. Ngoài ra, do diễn biến dịch Covid-19 phức tạp nên các điểm di tích chưa được mở cửa trở lại, song TP đã tổ chức chợ hoa, hội chợ Tết như “Chợ hoa truyền thống và các hoạt động tại Không gian Bích họa phố Phùng Hưng”; đường hoa Xuân chào đón Tết Nguyên đán với chủ đề “Hành trình vàng son Tết Việt” trong khuôn khổ sự kiện “Home Ha Noi Xuân 2022”; Hội chợ Xuân Nhâm Dần với chủ đề “Nơi hội tụ hương vị Xuân đất Việt”…đã thu hút đông đảo người dân trên địa bàn TP Hà Nội đến mua sắm, chụp ảnh lưu niệm.

Khách du lịch tại Phố bích họa Phùng Hưng (Hoàn Kiếm)

Để đảm bảo an toàn  các điểm đến đều  thực hiện nghiêm túc phòng chống dịch Covid-19, các đơn vị đều yêu cầu nhân viên đo nhiệt độ, nhắc nhở du khách thực hiện biện pháp “5K”. Đặc biệt yêu cầu du khách khai báo y tế bằng mã QR Code, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi tham quan, thực hiện giãn cách, hạn chế tiếp xúc gần trong quá trình tham quan.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Cao Thị Ngọc Lan cho biết, nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, nhiều doanh nghiệp lữ hành bên cạnh việc làm mới những sản phẩm cũ đã xây dựng những tour “độc”, “lạ”, qua đó thu hút du khách đến Hà Nội. Vừa qua Công ty Lữ hành Hanoitourist (Tổng công ty Du lịch Hà Nội) kết hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia ra mắt sản phẩm “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” giúp mỗi tuần Hanoitourist đón khoảng 20 khách tham quan, trải nghiệm”- bà Lan nêu ví dụ.

Việc ngành du lịch Hà Nội cơ cấu lại sản phẩm, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 nên đã đón một lượng khách đáng kể đến Thủ đô trong kỳ nghỉ Tết là tín hiệu tốt tạo đà phục hồi du lịch nhất là khi Thủ tướng Chính phủ cho phép từ 30/3/2022 sẽ mở cửa hoàn toàn đón khách du lịch quốc tế và đưa khách trong nước đi du lịch nước ngoài qua tất cả cửa khẩu quốc tế.

Du lịch Hà Nội sẽ có hệ thống chỉ dẫn hiện đại

Du lịch Hà Nội sẽ có hệ thống chỉ dẫn hiện đại

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

13 Jul, 12:31 PM

Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới  mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

13 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ