Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức hấp dẫn nhất trên báo in số Tết Dương lịch 2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thí điểm mô hình chính quyền đô thị: Năng động, linh hoạt trong quản lý, điều hành; Tạo đà để Hà Nội phát triển bứt phá... là những tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in Tết Dương lịch 2023.

Trang nhất số báo Tết Dương lịch 2023.
Trang nhất số báo Tết Dương lịch 2023.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Khơi dậy sức mạnh và nguồn lực phát triển

“Sự nêu gương của người đứng đầu trong quá trình thực hiện sẽ là tấm gương cho cấp dưới nhìn và noi theo, như thế việc học và làm theo Bác trong thực tế cuộc sống mới hiệu quả”- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng) nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và các đồng chí lãnh đạo thành phố khảo sát thực địa liên quan đến xử lý môi trường sông Tô Lịch. Ảnh: Thanh Hải
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và các đồng chí lãnh đạo thành phố khảo sát thực địa liên quan đến xử lý môi trường sông Tô Lịch. Ảnh: Thanh Hải

Thí điểm mô hình chính quyền đô thị: Năng động, linh hoạt trong quản lý, điều hành

Qua hơn một năm TP Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị (CQĐT), việc không tổ chức HĐND phường tại 12 quận và thị xã Sơn Tây bước đầu cho thấy phù hợp đặc điểm quản lý đô thị, tạo thuận lợi nâng cao tính nhanh nhạy trong quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trò chuyện với người dân tới làm thủ tục hành chính tại UBND quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Phạm Hùng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trò chuyện với người dân tới làm thủ tục hành chính tại UBND quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Phạm Hùng

Tạo đà để Hà Nội phát triển bứt phá

Năm 2022, Hà Nội hoàn thành toàn bộ 22/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó, 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Kết quả ấy đến từ việc xác định đúng các giải pháp cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, tạo được sức bật mới, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc một cách thực chất, từng bước khơi thông, huy động mọi nguồn lực cho mục tiêu phát triển.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra công trình hầm chui Lê Văn Lương ngày 7/9/2022. Ảnh: Phạm Công
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra công trình hầm chui Lê Văn Lương ngày 7/9/2022. Ảnh: Phạm Công

Đổi mới tư duy, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Những kết quả của năm 2022 chính là nền tảng vững chắc để TP tự tin bước sang năm 2023, năm bản lề của kế hoạch 5 năm với những mục tiêu không hề dễ dàng. Trong đó, việc nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, sự đột phá, xác định đúng giải pháp trọng tâm, trọng điểm là vấn đề tiếp tục được đặt ra.

Hà Nội tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: Hải Linh
Hà Nội tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: Hải Linh

Năm 2023 - “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”: Tập trung vào những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm

Năm 2023, TP Hà Nội tiếp tục chọn chủ đề công tác năm là “Kỷ cương,  trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Đây là năm thứ 3 TP chọn chủ đề này nhưng vẫn đang rất phù hợp và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, chủ đề đó sẽ tiếp tục thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, khuyến khích tư duy đổi mới, tạo thêm đột phá trong thời điểm Hà Nội đang tăng tốc trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời tháo gỡ những ách tắc, hiện thực mục tiêu đưa TP phát triển nhanh và bền vững.

Quang cảnh hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII. Ảnh: Thanh Hải
Quang cảnh hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII. Ảnh: Thanh Hải

Ký ức những ngày không quên

Cách đây 50 năm, liên tục trong 12 ngày đêm, từ 18 - 30/12/1972, cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ với những “Pháo đài bay B52” hiện đại, tiên tiến bậc nhất cùng hàng trăm máy bay khác ném bom rải thảm xuống Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác ở miền BắcViệt Nam.

Bảo tàng Chiến thắng B-52 - nơi lưu giữ chiến tích hào hùng của 12 ngày đêm bão lửa. Ảnh: Minh An
Bảo tàng Chiến thắng B-52 - nơi lưu giữ chiến tích hào hùng của 12 ngày đêm bão lửa. Ảnh: Minh An

Kinh tế Hà Nội năm 2022: Đà phục hồi bền vững

Kinh tế Thủ đô ghi nhận đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ và toàn diện trong suốt cả năm 2022, nhất là từ đầu quý II/2022.

Kinh tế Việt Nam 2022: Niềm vui được mùa xen lẫn lo âu

Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khá ấn tượng trong năm 2022 và những năm tiếp theo, dự báo có không ít khó khăn,thách thức đối với nền kinh tế nước ta.

Xếp hàng xuất khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Nguyễn Khánh
Xếp hàng xuất khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Nguyễn Khánh

Việt Nam - “bến đỗ” của dòng vốn ngoại

Năm 2022 đã qua đi, nền kinh tế Việt Nam đã và đang hồi phục mạnh mẽ. FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) tiếp tục đà tăng, dòng tiền đổ về Việt Nam vẫn khả quan. 

Lễ khởi công nhà máy của LEGO tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Nhật Thịnh
Lễ khởi công nhà máy của LEGO tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Nhật Thịnh

Kinh tế số - xu hướng tất yếu

Hiện nền kinh tế của Việt Nam đang đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á với quy mô thị trường 23 tỷ USD. Theo dự báo, trong giai đoạn 2022 - 2025, con số trên có thể đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025 và từ 120 - 200 tỷ USD vào năm 2030.

Giao dịch với Robot OPBA tại Nam A Bank. Ảnh:Việt Linh
Giao dịch với Robot OPBA tại Nam A Bank. Ảnh:Việt Linh

Du lịch hồi sinh

Sau khi Nhà nước cho phép mở cửa trở lại hoàn toàn hoạt động du lịch từ 15/3/2022, với sự chuẩn bị nhiều sản phẩm hấp dẫn, ngành du lịch Thủ đô từng bước phục hồi và bứt phá mạnh mẽ.

Khách du lịch nước ngoài tham quan hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Thanh Hải
Khách du lịch nước ngoài tham quan hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Thanh Hải

“Vượt bão” chứng khoán

Những ngày cuối năm, ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng hổi giữa cái rét ngọt của Hà Nội, chúng tôi lại rộn ràng với câu chuyện buồn vui lỗ lãi danh mục, những hồi hộp khi thị trường “đang tím bỗng chuyển xanh dương”.

Nhà đầu tư giao dịch tại Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt
Nhà đầu tư giao dịch tại Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt

Thăng Long - Hà Nội: Thành phố sáng tạo

Ngày 30/10/2019, UNESCO đã có Quyết định công nhận Hà Nội cùng 65 TP khác trên thế giới chính thức gia nhập vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Từ thời điểm đó, các không gian văn hóa đa sắc màu được hình thành đa dạng hơn tại Hà Nội, nhiều mảng màu cũ được hồi sinh khiến cho Thủ đô thêm sinh động, cân bằng giữa cũ mới, giữa truyền thống và hiện đại.

Hà Nội hôm nay. Ảnh: Phạm Hùng
Hà Nội hôm nay. Ảnh: Phạm Hùng

Quy hoạch tạo đà phát triển đô thị bền vững

Với việc phê duyệt 10 đồ án quy hoạch đô thị quan trọng được coi là khó, phức tạp; cùng đó hoàn thành một khối lượng lớn các đồ án, nhiệm vụ quy hoạch, vì vậy, 2022 có thể coi là năm để lại nhiều dốc mốc đáng nhớ trong công tác quy hoạch phát triển đô thị của Thủ đô. Những đồ án quy hoạch lớn được hoàn thành là tiền đề để Hà Nội xây dựng, phát triển đô thị một cách đồng bộ, bền vững.

Phân khu đô thị sông Hồng đã được hoàn thành, phê duyệt. Ảnh: Thanh Hải
Phân khu đô thị sông Hồng đã được hoàn thành, phê duyệt. Ảnh: Thanh Hải

Thị trường bất động sản năm 2022: Gỡ nút thắt để phục hồi

Hàng loạt những biến động liên quan đến chính sách về tài chính, lạm phát, lãi suất tăng cao, cùng với hệ thống luật chưa được sửa đổi hoàn chỉnh, đã đẩy thị trường BĐS rơi vào giai đoạn trầm lắng nhất trong khoảng 5 năm trở lại đây.

Trong năm 2022, thị trường bất động sản có nhiều biến động. Ảnh: Hữu Thắng
Trong năm 2022, thị trường bất động sản có nhiều biến động. Ảnh: Hữu Thắng

Đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng giao thông

Năm 2022 đã có nhiều dấu ấn đậm nét cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của hệ thống hạ tầng, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) Thủ đô. Bên cạnh thành công, còn có những khó khăn, thách thức, nhưng điều quan trọng nhất là Hà Nội đã mở ra những hướng đột phá chính xác cho một chu kỳ mới đầu tư, hoàn thiện mạng lưới GTVT.

Hầm chui LêVăn Lương đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Ảnh: Hoàng Hải
Hầm chui Lê Văn Lương đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Ảnh: Hoàng Hải

Kết nối cơ sở dữ liệu đất đai

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong kết nối cơ sở dữ liệu đất đai hay cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân trở nên nhanh gọn,thuận tiện hơn rất nhiều.

Việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính liên quan đến đất đai của công dân được thực hiện trựctuyến. Ảnh: Trường Giang
Việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính liên quan đến đất đai của công dân được thực hiện trực tuyến. Ảnh: Trường Giang

10 năm báo điện tử Kinh tế & đô thị: Chuyên nghiệp hơn để phục vụ độc giả

Sau 10 năm, báo Kinh tế & Đô thị điện tử đã có những đổi thay rõ rệt, những bước tiến vượt trội về mọi mặt, góp phần tích cực đối với sự nghiệp phát triển của Thủ đô và của cả nước. 

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm Tòa soạn Báo Kinh tế & Đô thị. Ảnh: Hải Linh
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm Tòa soạn Báo Kinh tế & Đô thị. Ảnh: Hải Linh

Nắm bắt cơ hội từ chuyển đổi số

Chào đón năm mới 2023, Báo Kinh tế & Đô thị tròn 24 tuổi (1/1/1999 – 1/1/2023) với những bước phát triển mới, vững bước đồng hành cùng bạn đọc. Gắn bó với Kinh tế & Đô thị nhiều năm qua, các chuyên gia, cán bộ cơ sở, bạn đọc đều đánh giá cao sự chuyển mình của Báo, nhất là hệ sinh thái báo điện tử, đã mang đến nhiều thông tin bổ ích, hấp dẫn, mới mẻ cho độc giả, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển.

Nhóm phóng viên Media Báo Kinh tế & Đô thị sản xuất chương trình Podcast. Ảnh: Thanh Hải
Nhóm phóng viên Media Báo Kinh tế & Đô thị sản xuất chương trình Podcast. Ảnh: Thanh Hải

Khai thác “mỏ vàng” công nghiệp văn hóa

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, một trong những giải pháp quan trọng để phát triển văn hóa là tập trung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH). Sau một năm diễn ra Hội nghị, ngành văn hóa cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, song nhiều lĩnh vực vẫn còn là tiềm năng.

Chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 68 năm ngày giải phóng Thủ đô diễn ra tháng 10/2022. Ảnh: Phạm Hùng
Chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 68 năm ngày giải phóng Thủ đô diễn ra tháng 10/2022. Ảnh: Phạm Hùng

Văn hóa khơi nguồn sáng tạo

Từ khi trở thành thành viên mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO, Hà Nội cam kết đặt sáng tạo văn hóa và phát triển nguồn lực văn hóa làm trung tâm của quá trình phát triển bền vững. Từ đây, các ý tưởng tiếp lửa đam mê, lan tỏa thông điệp khơi nguồn sáng tạo liên tục được triển khai, đã và đang tạo ra nền tảng kết nối nhịp đập sáng tạo.

Giáo dục ngoại thành Hà Nội bứt phá

Năm 2022, giáo dục Hà Nội tiếp tục đạt được thành tích cao xét trên nhiều tiêu chí gồm giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, trường chuẩn quốc gia…., nổi bật là giáo dục ngoại thành đã bứt phá, kéo giảm khoảng cách đáng kể so với giáo dục nội thành.

Học sinh Trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn nhiều năm liền có mặt trong tốp 10 trường có điểm THPT môn Ngữ văn cao nhất Hà Nội. Ảnh: Nam Du
Học sinh trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn nhiều năm liền có mặt trong tốp 10 trường có điểm THPT môn Ngữ văn cao nhất Hà Nội. Ảnh: Nam Du

Kết nối, tạo việc làm cho người lao động

Nhờ thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động, năm 2022 trên địa bàn TP Hà Nội đã có gần 200.000 người được tạo việc làm, đạt trên 120% so với kế hoạch, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.

Người lao động tìm hiểu thông tin lao động, đăng ký ứng tuyển tại phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Đông Anh năm 2022.
Người lao động tìm hiểu thông tin lao động, đăng ký ứng tuyển tại phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Đông Anh năm 2022.

Thể thao Hà Nội năm 2022: Ấn tượng và thành công

Sau thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2022, thể thao Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ và tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những cái nôi thể thao hàng đầu cả nước.

Thể thao Hà Nội giành vị trí Nhất toàn đoàn tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX. Ảnh: Ngọc Tú
Thể thao Hà Nội giành vị trí Nhất toàn đoàn tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX. Ảnh: Ngọc Tú

Nâng vị thế Việt Nam

“Việc Việt Nam lần thứ hai trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc là minh chứng rõ ràng về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, phản ánh sự cải thiện điều kiện sống ở Việt Nam và sự công nhận vị thế củaViệt Nam trên trường quốc tế” - Giám đốc quốc gia Tổ chức Oxfam Việt Nam Vũ Thị Quỳnh Hoa đã chia sẻ như vậy với Kinh tế & Đô thị nhân dịp năm mới 2023.

Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc khóa 2023 - 2025. Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp quốc
Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc khóa 2023 - 2025. Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp quốc