Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tin tức kinh tế 22/11: nhu cầu vốn dự đoán tăng cao vào cuối năm

Kinhtedothi – Giá vàng đồng loạt tăng mạnh; ngân hàng dồn dập tăng lãi suất; giám sát chặt tránh thiếu hàng, sốt giá Tết… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 22/11.

Nhu cầu vốn dự đoán tăng cao vào cuối năm

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 10, tín dụng đã tăng khoảng 10,08%. Con số này cao hơn so với mức tăng 7,4% của cùng kỳ năm ngoái. Như vậy là tín dụng đã có sự bứt tốc khá nhanh kể từ quý III. Với cao điểm quý IV cuối năm, nhu cầu vốn được dự báo sẽ còn cao hơn nữa. Đặc biệt khi các số liệu cho thấy, nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi. 

Tin tức kinh tế 22/11: nhu cầu vốn dự đoán tăng cao vào cuối năm. Ảnh minh hoạ. 

Theo chuyên gia, tín dụng sẽ tăng mạnh trong quý IV năm nay, đặc biệt là trong các lĩnh vực như sản xuất, tiêu dùng và bất động sản. Nhu cầu vốn không chỉ đến từ các khoản vay cũ, mà còn đến từ các khoản vay mới phát sinh.

Ước tính, trong 2 tháng cuối năm sẽ có thêm khoảng 667.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay.

Giá vàng đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng thế giới trong ngày 22/11 giao ngay ở mức  2.669,5 USD/Ounce, tăng 21,1/Ounce so với phiên giao dịch trước đó.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào chiều ngày 22/11, giá vàng miếng SJC tại Hà Nội niêm yết ở mức 84,7-86,7 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 1 triệu đồng/lượng chiều mua vào và tăng 500.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Giá vàng nhẫn tròn trơn tại SJC giao dịch ở mức 85,23 triệu đồng/lượng– 86,18 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 400.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Vàng nhẫn tròn trơn được doanh nghiệp Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở mức 85,23 – 86,18 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 400.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất

Xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm tiếp tục lan rộng trong tháng 11 khi nhiều ngân hàng đẩy mạnh cạnh tranh, nhằm thu hút khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài.

Đơn cử như ABBank trả 6,3%/năm cho tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 24 tháng, trong khi IVB cũng áp dụng mức tương tự với các kỳ hạn dài.

SHB, Saigonbank và Oceanbank đều niêm yết lãi suất 6,1%/năm cho kỳ hạn từ 36 tháng trở lên, trong khi DongA Bank trả mức cao nhất 7,5%/năm cho khoản tiền gửi lớn từ 200 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng.

Các ngân hàng như Bac A Bank, HDBank và Nam A Bank cũng tung ra chính sách lãi suất hấp dẫn dành cho khách hàng có nguồn vốn lớn. Bac A Bank áp dụng mức 6,35%/năm cho kỳ hạn 18-36 tháng với số tiền gửi từ 1 tỷ đồng trở lên. HDBank nổi bật với lãi suất đặc biệt lên đến 8,1%/năm tại quầy cho khoản gửi tối thiểu 500 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng.

Giám sát chặt tránh thiếu hàng, sốt giá Tết

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc bộ, các tập đoàn, tổng công ty, công ty, các Hiệp hội ngành hàng sớm có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các phương án cung ứng hàng hóa và xử lý các biến động bất thường của thị trường.

Các đơn vị phải theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu các mặt hàng thiết yếu, nhất là những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Bộ trưởng cũng yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố chủ động tham mưu UBND tỉnh, thành phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết; triển khai các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật; phối hợp với ngành ngân hàng hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết.

Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD

Theo báo cáo “Kinh tế số Đông Nam Á năm 2024” do Google - Temasek công bố, ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD trong năm nay, tăng 16% so với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ vẫn tiếp tục là trụ cột khi đóng góp 22 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế internet.

Theo đơn vị nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam dự kiến tiếp tục ổn định nhờ vào lĩnh vực sản xuất và chế biến, cũng như xuất khẩu. Đến năm 2030, giá trị giao dịch toàn thị trường (GMV) có thể dao động từ 90-200 tỷ USD.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ