Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in ra ngày 25/5/2024

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hà Nội có nên xây dựng đường bộ đi ngầm?; Cơ hội nào chờ nhà đầu tư chứng khoán đến cuối năm?... là những tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 25/5/2024.

Trang nhất số báo 119 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 25/5/2024.
Trang nhất số báo 119 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 25/5/2024.

Hà Nội có nên xây dựng đường bộ đi ngầm?

Trong khi mật độ phương tiện gia tăng từng giờ, quỹ đất dành cho giao thông ngày càng eo hẹp, mỗi công trình, dự án mới trên mặt đất đều phải trả giá rất đắt bằng tiền và những tác động xã hội, Hà Nội lại chưa thể khai thác hiệu quả không gian ngầm. Nếu tiếp tục bỏ ngỏ không gian ngầm TP sẽ còn gặp khó khăn hơn nữa trong phát triển mạng lưới giao thông đô thị.

Hầm đường bộ Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến. Ảnh: Phạm Hùng
Hầm đường bộ Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến. Ảnh: Phạm Hùng

Lựa chọn các tuyến ngầm phù hợp

Nghiên cứu đầu tư các tuyến đường bộ đi ngầm đối với Hà Nội là một hướng đi mới có thể mang lại hiệu quả thực tế về giao thông. Tuy nhiên cần có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, tính toán cả hiệu quả về kinh tế - xã hội.

Hầm đường bộ nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3. Ảnh: Công Hùng
Hầm đường bộ nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3. Ảnh: Công Hùng

Các nước Đông Nam Á tìm cách mở rộng đường đô thị

Trước tình trạng tắc nghẽn giao thông do gia tăng lưu lượng các phương tiện luân chuyển, các quốc gia Đông Nam Á đang xem xét việc mở rộng và nâng cấp các tuyến đường quan trọng trong đô thị. Bên cạnh đó, một năm qua, nhiều dự án mới liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ ở khu vực này đã được triển khai, trong đó có những tuyến đường hầm. 

Malaysia đang tiến hành mở rộng và nâng cấp nhiều tuyến đường quan trọng. Ảnh: The Edge
Malaysia đang tiến hành mở rộng và nâng cấp nhiều tuyến đường quan trọng. Ảnh: The Edge

Mô hình TOD cần hành lang pháp lý như thế nào?

Hiện nước ta chưa có hành lang pháp lý cho việc thực hiện quy hoạch theo mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông), cũng như khai thác tối đa giá trị đất đai trong khu vực TOD. Đi tìm giải pháp cho vấn đề này, Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với chuyên gia giao thông, thạc sĩ Lê Trung Hiếu.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Cơ hội nào chờ nhà đầu tư chứng khoán đến cuối năm?

Sau tháng 4 đầy sóng gió, thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 5 đi qua gần 2/3 thời gian với nhiều diễn biến tích cực. Nhiều phiên, VN-Index đã phục hồi quanh mốc 1.275 điểm. Tuy nhiên, những lo lắng của nhà đầu tư về thời gian “thiếu vắng thông tin” hỗ trợ giữa năm này dường như vẫn chưa vơi.

Nhà đầu tư giao dịch tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Nhà đầu tư giao dịch tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Tafuco  tiên phong sản xuất bao bì  xanh,  phát triển bền vững

Với mục tiêu tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường gắn với thực hiện kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải và tăng uy tín xã hội, Công ty TNHH SX TM & DV Bao bì Tăng Phú - Tafuco đã tiên phong trong sản xuất bao bì xanh.

Trang bị máy móc hiện đại, nhà máy Tafuco có thể cam kết đạt công suất với tổng sản lượng 3.500 tấn/năm. Ảnh: Tiểu Thúy
Trang bị máy móc hiện đại, nhà máy Tafuco có thể cam kết đạt công suất với tổng sản lượng 3.500 tấn/năm. Ảnh: Tiểu Thúy

Nguồn lực phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và hơn 2 năm cụ thể hóa những ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, lĩnh vực văn hóa đã có những chuyển biến tích cực. Trong đó, việc đầu tư, hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao (TCVHTT) ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, từ việc nhận thức chưa đúng và đồng bộ trong việc sử dụng, quản lý TCVHTT để tránh lãng phí đến cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực đầu tư vào thiết chế để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bài 1: Đầu tư nhiều nhưng… vẫn thiếu

TCVHTT có vị trí đặc biệt quan trọng, nhưng hiện nay có nơi vừa thừa vừa thiếu. Theo các chuyên gia, trên cả nước còn thiếu rất nhiều TCVHTT như bảo tàng, nhà hát, thư viện, công viên... đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện lớn, mang tầm khu vực và quốc tế, được tổ chức và vận hành một cách chuyên nghiệp, nhưng lại thừa những thiết chế không đáp ứng được các tiêu chuẩn này.

Người dân vui chơitại Nhà văn hóa thôn GiaoTác, xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Ảnh: Phạm Hùn
Người dân vui chơitại Nhà văn hóa thôn GiaoTác, xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Ảnh: Phạm Hùng

Thiết chế thể thao thiếu đồng bộ

Sau những năm đổi mới của đất nước, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ủng hộ của các bộ, ngành và Nhân dân, Việt Nam lần đầu tổ chức SEA Games 22 tại Việt Nam năm 2003. Sau SEA Games 22, Việt Nam luôn đứng trong tốp 3 của các kỳ SEA Games. 

Các vận động viên thi đấu tại sân thể thaoTrung tâm văn hóa huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Các vận động viên thi đấu tại sân thể thaoTrung tâm văn hóa huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Làm sao để sử dụng hiệu quả quỹ nhà tái định cư?

Trong khi nguồn cung nhà ở đang rất khan hiếm, nhiều người dân phải chật vật trong việc tạo lập chỗ ở, vẫn có lượng lớn quỹ nhà chung cư tái định cư bị bỏ hoang. Tình trạng này gây lãng phí tiền của Nhà nước và nguồn lực xã hội.

Khu đất tái định cư dành cho các hộ dân bị thu hồi đất phục vụ dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô tại xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh. Ảnh: Phạm Hùng
Khu đất tái định cư dành cho các hộ dân bị thu hồi đất phục vụ dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô tại xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh. Ảnh: Phạm Hùng

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - ngành nâng tầm cuộc sống

Trong số rất nhiều ngành học thuộc khối kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được biết đến với tên gọi “ngành nâng tầm cuộc sống”; lý do bởi ngành này luôn song hành với sự phát triển của khoa học công nghệ và cuộc sống hiện đại.

Nhiều học sinh quan tâm đến ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Ảnh: Nam Du
Nhiều học sinh quan tâm đến ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Ảnh: Nam Du

Yêu sau cưới

Đây là điều không mới ở ngày xưa, khi “cha mẹ đặt đầu con ngồi đó”, nhưng có vẻ xa lạ với thời nay. Nhưng trớ trêu thay, tình cảnh này lại rơi vào nhà của vợ chồng tôi.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bằng xoa bóp - bấm huyệt

Người cao tuổi (65 tuổi trở lên) có những thay đổi đáng kể về cả thể chất lẫn tinh thần, cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc phù hợp của con cháu. Xoa bóp - bấm huyệt lão khoa cho người cao tuổi giúp làm dịu đi nỗi đau thể chất và mang lại sự thoải mái về mặt tinh thần.

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt cho người cao tuổi giúp cải thiện sức khỏe người bệnh. Ảnh: Công Hùng
Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt cho người cao tuổi giúp cải thiện sức khỏe người bệnh. Ảnh: Công Hùng

Vào làng trong phố, thấy những dấu xưa...

Phố cũ từ lâu đã không còn cũ. Những hàng, quán kinh doanh đổi thay biển hiệu quảng cáo đã làm những con phố cũ luôn mới và hiện đại hơn. Thế nhưng, đằng sau sự mới mẻ đó, những xưa cũ vẫn còn và không bị trôi mất theo thời gian và tốc độ đô thị hóa. Đâu đó, màu vàng của vôi ve, mái nhà cũ, vết tróc lở của những bức tường…, đến kiến trúc họa tiết xưa vẫn còn, vẫn hiện hữu cùng ký ức về làng xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, gắn bó thương yêu của bao thế hệ người Hà Nội.

Cổng làng Yên Thái, đường Thụy Khê, quận Tây Hồ (Ảnh nhỏ) và Đường xóm 2, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Phạm Hùng
Cổng làng Yên Thái, đường Thụy Khê, quận Tây Hồ (Ảnh nhỏ) và Đường xóm 2, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Phạm Hùng

Những điểm đến cho người ưa tĩnh lặng

Với thiên nhiên kỳ thú cùng nhịp sống bình yên, Việt Nam có rất nhiều địa điểm du lịch vô cùng tuyệt vời dành cho người ưu thích yên bình, nghỉ dưỡng và được chữa lành tâm hồn. Dưới đây là các điểm du lịch dành cho những người ưa tĩnh lặng.

Một góc thị trấn SaPa. Ảnh: Công Hùng
Một góc thị trấn SaPa. Ảnh: Công Hùng

Kỳ vọng đối thoại, chuẩn bị chiến lược

Những lo ngại mới về một cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã nổi lên trong những tháng gần đây. Các động thái của EU nhằm chống lại các khoản trợ cấp của Trung Quốc “làm méo mó thị trường” đã khiến Bắc Kinh nhiều lần cam kết đáp trả.

Trung Quốc đã công bố một cuộc điều tra vào tháng 1 về cáo buộc bán phá giá rượu từ Pháp, nhà tài trợ chính cho cuộc điều tra xe điện của Liên minh châu Âu. Ảnh: Reuters
Trung Quốc đã công bố một cuộc điều tra vào tháng 1 về cáo buộc bán phá giá rượu từ Pháp, nhà tài trợ chính cho cuộc điều tra xe điện của Liên minh châu Âu. Ảnh: Reuters