Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in ra ngày 7/5/2024

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Thế trận lòng dân và mốc son lịch sử; Xử phạt một đơn vị trông giữ xe 45 triệu đồng... là những tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 7/5/2024.

Trang nhất số báo 103 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 7/5/2024.
Trang nhất số báo 103 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 7/5/2024.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Thế trận lòng dân và mốc son lịch sử

70 năm trước (7/5/1954 - 7/5/2024), Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, được ghi vào lịch sử dân tộc như “một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX”. Chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ấy đã được khẳng định là chiến thắng của Nhân dân cả nước, dựa trên sức mạnh của lòng dân.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch tại buổi gặp mặt ngày 4/5 vừa qua. Ảnh: Văn Điệp
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch tại buổi gặp mặt ngày 4/5 vừa qua. Ảnh: Văn Điệp

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ
Sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Phạm Hùng
Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Phạm Hùng

Hà Nội góp sức cùng Chiến thắng Điện Biên Phủ

70 năm trước, Hà Nội cùng “chia lửa” với chiến trường Điện Biên Phủ trên các mặt trận và hàng vạn người con của Hà Nội đã tham gia các lực lượng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Những đóng góp ấy đã được ghi vào lịch sử của đất nước và lịch sử Thủ đô, mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐNDTP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, trao tượng trưng 170 suất quà tặng gia đình chính sách và trẻ em khó khăn tỉnh Điện Biên. Ảnh: Thịnh An
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐNDTP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, trao tượng trưng 170 suất quà tặng gia đình chính sách và trẻ em khó khăn tỉnh Điện Biên. Ảnh: Thịnh An

Phát triển quảng cáo thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn
Ngày 6/5, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa và huyện Đan Phượng. Tham gia cùng Đoàn giám sát có đại diện lãnh đạo Sở VH&TT, Sở TT&TT Hà Nội.

Đoàn giám sát khảo sát thực tế tại địa bàn phường Trung Tự, quận Đống Đa. Ảnh: Thịnh An
Đoàn giám sát khảo sát thực tế tại địa bàn phường Trung Tự, quận Đống Đa. Ảnh: Thịnh An

Báo động mất an toàn thực phẩm
Thời gian qua, trên cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm lớn, gần nhất là vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì ở Đồng Nai khiến hơn 500 người phải nhập viện, cho thấy an toàn thực phẩm (ATTP) luôn là vấn đề rất nóng và phức tạp, gây lo ngại trong Nhân dân.

Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 kiểm tra khu chế biến, sản xuất đậu phụ của Công ty CPTập đoàn P.T, Cụm công nghiệpYên Nghĩa, quận Hà Đông. Ảnh: Thanh Bình
Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 kiểm tra khu chế biến, sản xuất đậu phụ của Công ty CPTập đoàn P.T, Cụm công nghiệpYên Nghĩa, quận Hà Đông. Ảnh: Thanh Bình

Ngăn hàng hóa tăng giá theo lương

Đã thành vòng luẩn quẩn lặp đi lặp lại nhiều năm nay, cứ hễ tăng lương là giá cả hàng hóa lại “té nước” tăng theo. Điều này khiến niềm vui tăng lương của người công chức, viên chức, người lao động chẳng được trọn vẹn.

Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Thách thức của doanh nghiệp vận tải tuyến cố định
Đối mặt với sự thay đổi hành vi lựa chọn phương tiện của người dân, vấn nạn về xe hợp đồng trá hình, việc giữ chân hành khách là thách thức lớn đòi hỏi các DN vận tải tuyến cố định phải tìm ra hướng đi cho riêng mình.

Doanh nghiệp vận tải hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Doanh nghiệp vận tải hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Xử phạt một đơn vị trông giữ xe 45 triệu đồng
Thông qua công tác tuần tra kiểm soát, Công an TP Hà Nội đã kiểm tra xử lý, phạt tiền 45 triệu đồng đối với 1 bãi xe vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động trông giữ phương tiện.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra các bãi xe thu phí không dùng tiền mặt.  Ảnh: Phạm Công
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra các bãi xe thu phí không dùng tiền mặt. Ảnh: Phạm Công

Tiếp bài "Sông Đáy đang bị bức tử": Phát hiện thêm nhiều bãi thải, công trình lấn sông
Sau khi loạt bài “Sông Đáy đang bị bức tử” được đăng tải trên Báo Kinh tế & Đô thị, phóng viên nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về nhiều bãi thải, công trình khác xâm phạm sông Đáy.

Một công trình kiên cố lấn hẳn ra ngoài lòng sông Đáy, thuộc địa phận xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, cách cầu 72II chỉ một đoạn ngắn. Ảnh: Nguyễn Quý
Một công trình kiên cố lấn hẳn ra ngoài lòng sông Đáy, thuộc địa phận xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, cách cầu 72II chỉ một đoạn ngắn. Ảnh: Nguyễn Quý

Quản lý sổ đỏ bằng mã QR có nên hay không?

Mặc dù hành vi làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) - sổ đỏ theo khung hình sự có thể bị phạt tù tối đa từ 20 năm đến chung thân, nhưng thời gian qua hành vi làm giả GCN vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và khó kiểm soát. Đây cũng chính là lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa đề xuất in mã QR vào GCN, giúp tra cứu thông tin dễ dàng hơn.

Người dân làm thủ tục nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại UBND huyện Sóc Sơn. Ảnh: Phạm Hùng
Người dân làm thủ tục nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại UBND huyện Sóc Sơn. Ảnh: Phạm Hùng

Phòng cháy chữa cháy tại quận Bắc Từ Liêm: Phát huy sức mạnh cộng đồng

Thời gian qua, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại quận Bắc Từ Liêm có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, lực lượng công an, các đội tự quản, tổ dân phố (TDP) chủ động triển khai nhiều mô hình, phát huy sức mạnh cộng đồng tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (CNCH) kịp thời khi có vụ việc xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Công an quận Bắc Từ Liêm trao tặng bình chữa cháy cho người dân phường Phúc Diễn.
Công an quận Bắc Từ Liêm trao tặng bình chữa cháy cho người dân phường Phúc Diễn.

Xúc động hình tượng chiến sĩ Điện Biên qua ngôn ngữ Xiếc

Hình ảnh Anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn bánh pháo, các chiến sĩ vẫy cao lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” trên nóc hầm Đờ-Cát... vừa được tái hiện sinh động bằng ngôn ngữ của nghệ thuật xiếc, thông qua vở diễn “Sống mãi với Điện Biên” do Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện.

Những hình ảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước được tái hiện sinh động. Ảnh: Minh Quân
Những hình ảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước được tái hiện sinh động. Ảnh: Minh Quân

HLV Tuyển Việt Nam Kim Sang-sik ra mắt

Chiều qua (6/5), tại trụ sở VFF đã diễn ra lễ ký hợp đồng HLV Kim Sang - sik. Theo đó, HLV Kim Sang-sik chính thức là tân HLV trưởng U23 và tuyển Việt Nam với bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). VFF đưa mục tiêu rõ ràng với chiến lược gia người Hàn Quốc ở AFF Cup 2024 là vào bán kết. Giải này diễn ra vào cuối năm, HLV Kim Sang-sik sẽ có quỹ thời gian chuẩn bị là 6 tháng để hoàn thành mục tiêu.

HLV Kim Sang-sik chính thức ra mắt chiều 6/5. Ảnh: Ngọc Tú
HLV Kim Sang-sik chính thức ra mắt chiều 6/5. Ảnh: Ngọc Tú

Khan hiếm lao động ngành may mặc
Do khan hiếm lao động ngành may nên cùng với việc đa dạng nguồn tuyển, các DN còn tăng lương, bổ sung các chế độ, thậm chí thưởng cho công nhân mới từ 4 – 6 triệu đồng, tùy theo tay nghề.

Công nhân ngành dệt may làm việc tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Công nhân ngành dệt may làm việc tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Cơ hội mở rộng xuất khẩu gạo 
Năm 2024 xuất khẩu gạo ghi nhận đơn hàng nhiều, giá bán có xu hướng tăng, nhu cầu từ các thị trường như Philippines, Indonesia, EU… tăng đều đặn. Đây là tín hiệu khả quan cho thấy gạo Việt đang tiếp tục duy trì phong độ của mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD.

Nông dân xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ thu hoạch lúa. Ảnh: Phương Nghi
Nông dân xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ thu hoạch lúa. Ảnh: Phương Nghi

Thực phẩm Việt bị “pha loãng” bởi vốn ngoại?

Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng cho ngành thực phẩm phát triển. Vì vậy, các DN quốc tế trong ngành thực phẩm đã tung một lượng vốn lớn thu mua DN Việt thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A).

Nhà máy Chế biến sản phẩm thịt Hà Nội cũng của Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa. Ảnh: Phạm Hùng
Nhà máy Chế biến sản phẩm thịt Hà Nội cũng của Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa. Ảnh: Phạm Hùng

Pháp làm gì để hút vốn FDI?

Theo Công ty Kiểm toán Ernst & Young (EY), chiến lược tăng cường sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài được Pháp triển khai từ năm 2017, cùng với nỗ lực đơn giản hóa các thủ tục hành chính là những yếu tố quan trọng để đưa nước Pháp trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất châu Âu trong suốt 5 năm qua.

Ngoài Italia, Công ty dược phẩm Chiesi có trụ sở tại Parma chỉ đầu tư dự án FDI duy nhấttại Pháp. Ảnh:DW
Ngoài Italia, Công ty dược phẩm Chiesi có trụ sở tại Parma chỉ đầu tư dự án FDI duy nhất tại Pháp. Ảnh:DW