Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức tổng hợp trên báo in số 215 ngày 17/9/2022

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tại sao Vietnam Airlines làm ăn thua lỗ?; Phát triển nhà ở xã hội: Cần vai trò từ người đứng đầu địa phương… là những tin tức hấp dẫn nhất trên số 215 ra ngày 17/9/2022.

Trang nhất số báo 215 - Báo in Kinh tế và Đô thị phát hành ngày 17/9/2022 .
Trang nhất số báo 215 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 17/9/2022 .

Việt Nam sẽ kiểm soát lạm phát đúng mục tiêu

Với nhiều giải pháp đồng bộ, Việt Nam đã làm tốt, từ đó có dư địa để đảm bảo thực hiện thành công kiểm soát lạm phát năm 2022 khoảng 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra. Có thế nói, Việt Nam một trong số không nhiều nước có gam màu tươi sáng trong bức tranh chung khá ảm đạm về tình hình kinh tế biến động và lạm phát tăng cao trên thế giới.

Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị trên địa bàn quận Cầu Giấy. Ảnh: Công Hùng
Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị trên địa bàn quận Cầu Giấy. Ảnh: Công Hùng

Kiềm chế lạm phát giúp doanh nghiệp giảm được chi phí 

Lạm phát của Việt Nam đang ở mức thấp so với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới. Khi giá cả ổn định sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng và thúc đẩy tổng cầu của nền kinh tế. Đó là những yếu tố quan trọng tạo động lực tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm và năm sau. TS. Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với PV Kinh tế & Đô thị.

Sản xuất lin kiện điện tử tại Công ty TNHH Channel Well Technogy Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội. Ảnh Phạm Hùng
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Channel Well Technogy Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Tại sao Vietnam Airlines làm ăn thua lỗ?

Là hãng hàng không duy nhất ở Việt Nam nhận được gói cứu trợ trị giá nghìn tỷ do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tuy nhiên, Vietnam Airlines vẫn đứng trước vô vàn khó khăn. Vậy đâu là nguyên nhân? PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả, Bộ Tài chính đã có những trao đổi với Kinh tế & Đô thị về vấn đề này.

Vietnam Airlines vẫn lao đao dù nhận được gói giải cứu nghìn tỷ đồng. Ảnh: Phạm Hùng
Vietnam Airlines vẫn lao đao dù nhận được gói giải cứu nghìn tỷ đồng. Ảnh: Phạm Hùng

Phát triển nhà ở xã hội: Cần vai trò từ người đứng đầu địa phương

Bộ Xây dựng vừa mới có Tờ trình số 28/TTr-BXD gửi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, trong đó đề xuất nhiều giải pháp để phát triển NƠXH phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân.

Nhà ở xã hội khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm. Ảnh: Phạm Hùng
Nhà ở xã hội khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm. Ảnh: Phạm Hùng

Gạo Việt sẽ chiếm lĩnh thị trường thế giới

Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại ngũ cốc đang tạo động lực giúp gạo Việt Nam tăng cả lượng và giá trị trong năm 2022. Đây cũng là cơ hội chưa từng có để đưa giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vươn lên dẫn đầu thế giới.  

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo
Bốc xếp gạo xuất khẩu tại tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo

Doanh nhân Lý Ngọc Minh - người mê gốm sứ

Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm gốm sứ ở Bình Dương, năm 1970, ông Lý Ngọc Minh thành lập Công ty TNHH Minh Long I (tỉnh Bình Dương). Vị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đã có hành trình hơn 50 năm đổi mới, lan tỏa tinh hoa gốm sứ Việt ra thế giới, phủ sóng rộng khắp toàn quốc và các thị trường lớn như Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Nga… 

Doanh nhân Lý Ngọc Minh với sản phẩm của doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh
Doanh nhân Lý Ngọc Minh với sản phẩm của doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh

Bồi đắp không gian văn hóa ven sông Hồng

Thời gian gần đây, các bãi đất ven sông Hồng đang trở thành điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, cắm trại, nghỉ ngơi ưa thích của người dân trong những ngày cuối tuần và dịp nghỉ lễ.

Bãi giữa sông Hồng. Ảnh: Chiến Công
Bãi giữa sông Hồng. Ảnh: Chiến Công

Bồi đắp không gian văn hóa ven sông Hồng

Tháng 4/2022, UBND TP Hà Nội đã công bố các đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Quy hoạch không chỉ là cơ sở để TP chỉnh trang, tái thiết khu vực bờ bãi ven sông mà còn giúp sớm hiện thực hóa giấc mơ“thành phố hai bên bờ sông Hồng”. 

Bài 1: Tạo dựng  không gian văn hóa

Trong tâm thức người Hà Nội, sông Hồng không chỉ là dòng sông mẹ nuôi dưỡng con người, mà theo dòng chảy thời gian, sông Hồng đã tạo ra cả không gian văn hóa, bề dày lịch sử của đất nước, sự phồn thịnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Trong những năm qua, khu vực hai bên sông Hồng đã có nhiều thay đổi mới về diện mạo, trở thành không gian nghệ thuật, công cộng đa chức năng.

Con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân. Ảnh: Lại Tấn
Con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân. Ảnh: Lại Tấn

Đoàn Tử Quang - 82 tuổi thi đỗ cử nhân để báo hiếu mẹ

Đoàn Tử Quang (1818 - 1928) đỗ cử nhân kỳ thi hương năm 1900 ở trường thi Nghệ An khi đã 82 tuổi. Ông là tấm gương hiếu học và hiếu thuận với mẹ xưa nay hiếm.

Từ đường cử nhân Đoàn Tử Quang ( xã Hòa Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Từ đường cử nhân Đoàn Tử Quang (xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).

Bùng nổ thương mại Trung - Nga

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp mặt trực tiếp trong tuần này, ở Uzbekistan, tại Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Nga và Trung Quốc đang trên  tìm kiếm các mối quan hệ chặt chẽ hơn bao giờ hết nhằm đáp trả sự trừng phạt của châu Âu và Mỹ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin xuống máy bay khi ông tới dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Samarkand, Uzbekistan ngày 15/9/2022. Ảnh: Reuter
Tổng thống Nga Vladimir Putin xuống máy bay khi ông tới dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Samarkand, Uzbekistan ngày 15/9/2022. Ảnh: Reuter

Mong ước giản dị

Ngồi trước mặt tôi là một cô bé khoảng 20 tuổi, luôn nở trên môi nụ cười đôn hậu, vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc. Nét hồn nhiên tươi trẻ, tinh nghịch thật tương phản với đôi mắt sâu thẳm, đầy trắc ẩn và lặng lẽ như nước hồ thu.Vậy mà tôi sắp phải hỏi cô những điều làm chính tôi cũng phải cảm thấy khó khăn.

Thay đổi lối sống rất quan trọng để kiểm soát rung nhĩ

Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, thường gây ra các triệu như đánh trống ngực và khó thở. Rung nhĩ cũng làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ và cũng có liên quan đến suy tim, huyết áp cao và tiểu đường. Những người mắc bệnh rung nhĩ thường phải điều trị suốt đời bằng thuốc làm loãng máu, để ngăn ngừa cục máu đông có thể dẫn đến đột quỵ.

Khám và điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Khám và điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Bát nháo thị trường thực phẩm chức năng

Hiện nay, thực phẩm chức năng (TPCN) đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người tiêu dùng để chăm sóc sức khỏe. Các mặt hàng này không chỉ được bán ở các nhà thuốc, hệ thống cửa hàng, qua hệ thống bán hàng đa cấp mà còn được bán tràn lan trên mạng. Tuy nhiên, các sản phẩm này đang bị “thổi phồng” về công dụng, trong khi chất lượng thì rất khó đoán.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, thu giữ thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc tại một cửa hàng trên đường Phạm Hùng, Hà Nội. Ảnh: Chiến Công
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, thu giữ thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc tại một cửa hàng trên đường Phạm Hùng, Hà Nội. Ảnh: Chiến Công

Google bị phạt kỷ lục 4 tỷ USD

Hôm 14/9 mới đây, một tòa án hàng đầu châu Âu ra phán quyết phạt Google  4,125 tỷ euro (4,13 tỷ USD) vì đã áp đặt "các hạn chế trái pháp luật" đối với các nhà sản xuất thiết bị di động Android để Google có thể củng cố sự thống trị của công cụ tìm kiếm của mình.

Google cũng thua kiện khác vì vi phạm quy tắc chống độc quyền tại tòa án tương tự 10 tháng trước. Ảnh: DW
Google cũng thua kiện khác vì vi phạm quy tắc chống độc quyền tại tòa án tương tự 10 tháng trước. Ảnh: DW

Nga rút khỏi Ukraine cũng không cứu nổi châu Âu?
Ngay cả khi xung đột Nga - Ukraine nhanh chóng chấm dứt, châu Âu được dự báo vẫn khó tránh khỏi suy thoái trong mùa Đông sắp tới do cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng đang diễn ra.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) cùng Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu RobertHabeck trong cuộc họpNội các bàn về các biện pháp sâu rộng để kiềm chế lạm phát. Ảnh: EPA
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) cùng Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Robert Habeck trong cuộc họp Nội các bàn về các biện pháp sâu rộng để kiềm chế lạm phát. Ảnh: EPA