Kinhtedothi - Diễn biến tình hình chính trị xã hội nội bộ ở Kazakhstan đã leo thang mức độ gay cấn đến mức Tổng thống nước này yêu cầu Tổ chức Hiệp ước về an ninh tập thể can thiệp quân sự nhằm vãn hồi an ninh và ổn định. Kazakhstan vì thế đưa lại cơ hội cho tổ chức này thể hiện năng lực và đồng thời cũng là thử thách đầu tiên của tổ chức kể từ khi thành lập.
Binh sĩ Kazakhstan đứng gác gần một chiếc xe tải bị cháy trên đường phố thành phố Almaty, Kazakhstan,ngày 8/1. Ảnh: Reuters.
Tổ chức này chính thức ra đời năm 2002 từ tiền thân là Hiệp ước an ninh tập thể ký kết năm 1992. NATO nhìn nhận nó là nỗ lực của Nga gây dựng liên minh quân sự ở phía đông đối phó Nato. Sáu thành viên hiện tại của tổ chức là Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kirgyzstan, Nga và Tadzikistan. Azerbaijan, Grudia và Uzbekizstan tham gia rồi về sau rời khỏi tổ chức. Belarus vừa rồi xảy ra bạo loạn chính trị xã hội nội bộ như Kazakhstan hiện tại nhưng không cầu viện tổ chức này mà chỉ đề nghị Nga trợ giúp.
Đương nhiên, Nga là trụ cột chính của tổ chức và cũng đảm trách vai trò chính trong hoạt động quân sự hiện tại ở Kazakhstan. Nga có lợi ích chiến lược to lớn và thiết thực trên nhiều phương diện ở Kazakhstan và những lợi ích này có phần khác biệt cơ bản so với ở Belarus hay ở các thành viên khác của tổ chức. Vì thế, can thiệp quân sự vào Kazakhstan với danh nghĩa chính thức và lực lượng quân đội chung của tổ chức giúp Nga giảm thiểu được tối đa rủi ro về chính trị thế giới và pháp lý quốc tế cũng như quân sự và an ninh ở Kazakhstan.
Hơn nữa, Kazakhstan hiện là cơ hội thuận lợi xưa nay chưa từng có cho tổ chức này thể hiện là đã thật sự trưởng thành, đã rời văn bản để đi vào thực tế. Ở Kazakhstan, cơ hội cho tổ chức này thành công khá cao trong khi nguy cơ bị thất bại thấp mà những bài học có thể rút ra được từ đó lại vô cùng quý giá đối với định hướng hoạt động của tổ chức trong tương lai. Để trở thành đối trọng với NATO, tổ chức này còn phải đi chặng đường rất xa, nhưng biết đâu đấy, để có được vai trò chính trị an ninh khu vực thì Kazakhstan lại rất có thể là bước đi thực tế đầu tiên.
Kinhtedothi - Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev ngày 7/1 tuyên bố ông cho phép quân đội và lực lượng thực thi pháp luật sử dụng vũ khí sát thương nhằm chống lại những người biểu tình quá khích.
Kinhtedothi - Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cần thiết cho Kazakhstan, giúp quốc gia Trung Á này vượt qua khó khăn.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.
Kinhtedothi - Từ con tàu Lenin huyền thoại - tàu phá băng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, cho đến “Yakutia” hiện đại, Nga đang định hình lại bản đồ chiến lược toàn cầu tại vùng đất lạnh giá nhất hành tinh.