Tỉnh Ninh Bình: tăng cường chỉ đạo ứng phó bão số 3
Kinhtedothi - Ngày 21/7, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trương Quốc Huy đã ký ban hành Công văn số 56-CV/TU về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3.
Theo dự báo của các cơ quan chức năng, bão số 3 (tên quốc tế là WIPHA) là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền, đặc biệt nguy hiểm. Bão có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong đó tỉnh Ninh Bình được nhận định có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định công tác ứng phó với bão là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh nhanh chóng triển khai các biện pháp cấp thiết.
Trong đó, cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo tại Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 và Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ, cũng như các văn bản chỉ đạo của bộ, ngành Trung ương và của tỉnh về công tác phòng, chống bão và mưa lũ. Mục tiêu là bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước, duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Lực lượng chức năng hướng dẫn tàu thuyền trên biển vào nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: Trịnh Mạnh Cường
Tỉnh sẽ thành lập Sở Chỉ huy Trung tâm và các Sở chỉ huy tiền phương do các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành phụ trách, để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống bão tại cơ sở.
UBND tỉnh được yêu cầu chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình bão, mưa, lũ; xây dựng phương án ứng phó phù hợp; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp, không để bị động, bất ngờ.
Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình tỉnh cập nhật, truyền tải kịp thời thông tin về diễn biến bão, nguy cơ thiên tai, tình hình ứng phó tại các địa phương. Đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn hướng dẫn kỹ năng phòng tránh bão cho người dân.
Các xã, phường cần rà soát hệ thống đê điều, cắt tỉa cây xanh, khơi thông cống rãnh, hố ga... để giảm thiểu thiệt hại do hoàn lưu sau bão. Lãnh đạo các xã, phường trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác phòng, chống bão tại địa bàn.
Lực lượng công an, quân sự, biên phòng phải trực ban nghiêm túc, chủ động phối hợp ứng phó với bão, đảm bảo an ninh, trật tự và hỗ trợ sơ tán, cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết. Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để hỗ trợ các địa phương.
Các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách địa bàn cần theo sát diễn biến, chỉ đạo, phối hợp, kịp thời xử lý hoặc đề xuất giải pháp đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.
Văn phòng Tỉnh ủy được giao làm đầu mối theo dõi, đôn đốc, cập nhật tình hình và báo cáo kịp thời Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả thực hiện công tác phòng, chống bão số 3.

Khu vực nào ở Hưng Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3?
Kinhtedothi - Bão số 3 đang tiến sát đất liền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Hưng Yên. Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, từ ngày 21/7, địa phương bắt đầu hứng chịu mưa to đến rất to, gió giật mạnh, nước dâng, nguy cơ ngập úng và sạt lở ven biển. Các lực lượng chức năng đã phát đi cảnh báo khẩn, yêu cầu người dân, tàu thuyền chủ động ứng phó, tránh thiệt hại về người và tài sản.

Điều tra, xử lý triệt để ổ dịch liên cầu lợn ở người tại Hưng Yên
Kinhtedothi – Ngày 17/7, Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế đã có Công văn số 783/PB-BTN về việc công tác phòng, chống bệnh liên cầu lợn sang người.

Tỉnh Hưng Yên: tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết thủ tục hành chính cấp xã
Kinhtedothi - Sáng 17/7, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hướng dẫn, giải đáp việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính về đất đai cấp xã tại UBND và Trung tâm Phục vụ hành chính công (TTPVHCC) cấp xã trên địa bàn tỉnh.