Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường qua nét vẽ của họa sĩ Huỳnh Phương Đông

Kinhtedothi - Triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông” là triển lãm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông, trưng bày 151 tác phẩm tiêu biểu của ông.

Ngày 11/4 tới, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông tổ chức. Đây là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), kỷ niệm 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025).

Tác phẩm "Tấn công" vẽ bằng màu nước, bút mực năm 1966.

Một nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông nối liền một dải, những dấu ấn của cuộc kháng chiến vĩ đại không chỉ được khắc ghi trong những trang sử hào hùng, mà còn sống mãi trong những tác phẩm nghệ thuật lay động lòng người. Giữa nơi chiến trường khốc liệt, chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã dùng cả thanh xuân để vẽ nên những trang sử hào hùng của dân tộc.

Bằng chì than, cọ vẽ, trên mảnh giấy thô ráp hay những chất liệu tìm được nơi chiến trường, ông đã khắc họa khí phách kiên cường, sự hy sinh anh dũng của đồng đội qua hai cuộc kháng chiến và cả những năm tháng hòa bình dựng xây đất nước. Những ký họa ấy trở thành tư liệu quý giá, là nền tảng để ông sáng tác những bức sơn dầu đồ sộ, tái hiện những trận đánh đi vào lịch sử như trận cầu Chữ Y, trận giải phóng Lộc Ninh...

Với hơn 70 năm miệt mài lao động sáng tạo, chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã để lại một kho tàng di sản nghệ thuật quý giá với hàng ngàn tác phẩm, tập trung vào chủ đề con người và phong cảnh, mà nổi bật nhất là mảng đề tài chiến tranh cách mạng.

Triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông” trưng bày 151 tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Huỳnh Phương Đông, đây là triển lãm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của ông.

Ban Tổ chức hy vọng, triển lãm sẽ như một thước phim quay chậm, đưa những người lính đã từng vào sinh ra tử trở về với những năm tháng hào hùng, sống lại ký ức không thể nào quên qua từng nét vẽ kiên cường, từng hình khối vững chãi - biểu tượng cho tinh thần bất khuất của dân tộc. Đồng thời, triển lãm cũng là dịp để thế hệ trẻ hôm nay cảm nhận được giá trị của hòa bình, trân trọng những hy sinh thầm lặng của thế hệ đi trước, từ đó tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Triển lãm mở cửa từ ngày 11/4 đến hết ngày 2/5/2025 tại tầng 1 và tầng 2 nhà B, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Một số tác phẩm sẽ được giới thiệu tại triển lãm:

Tác phẩm "Chân dung Trung đoàn trưởng Đào Xuân Quang", vẽ bằng màu nước và than chì năm 1989.

Tác phẩm "Nữ du kích Củ Chi", năm 1982.

Tác phẩm "Em bé giao liên Đồng Tháp" vẽ bằng màu dạ, năm 1972.

Tác phẩm "Tất cả cho tiền tuyến" vẽ bằng than chì, năm 1976.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Rộn ràng Lễ hội Tiên La

Rộn ràng Lễ hội Tiên La

07 Apr, 08:35 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 7 đến 11/4/2025 (tức ngày 10 đến 14/3 âm lịch), Lễ hội Tiên La - một trong những lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Thái Bình - chính thức diễn ra tại cụm di tích đền Tiên La, xã Đoan Hùng và xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà. Lễ hội tưởng niệm 1.982 năm ngày mất của Đông Nhung Đại tướng Vũ Thị Thục - nữ danh tướng thời Hai Bà Trưng.

Lễ hội bơi Đăm - nơi bảo tồn văn hóa truyền thống mảnh đất nghìn năm văn hiến

Lễ hội bơi Đăm - nơi bảo tồn văn hóa truyền thống mảnh đất nghìn năm văn hiến

07 Apr, 05:57 PM

Kinhtedothi - Từ xa xưa, dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”; “Làng Đăm có hội bơi thuyền/Có lò đánh vật, có miền trồng hoa”.... Câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn hướng về nguồn cội mỗi dịp tháng Ba về.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ