Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tổ chức lễ động thổ, khởi công, khánh thành công trình cần điều kiện gì?

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 27/2023/QĐ-TTg ngày 8/11/2023 quy định tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình.

Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, để tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình.

Ảnh minh họa.

Điều kiện tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình

Lễ động thổ công trình được thực hiện khi: Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư) được cơ quan có thẩm quyền bàn giao mặt bằng hoặc bàn giao mặt bằng theo từng giai đoạn và dự án đã được phê duyệt theo đúng thẩm quyền và quy định.

Lễ khởi công công trình được tiến hành khi đáp ứng yêu cầu về điều kiện khởi công theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

Lễ khánh thành được thực hiện sau khi công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu, đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Dự án được tổ chức một lần lễ động thổ hoặc lễ khởi công và một lần lễ khánh thành công trình.

Thẩm quyền quyết định tổ chức các buổi lễ

Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các buổi lễ đối với Công trình quan trọng quốc gia là công trình chính thuộc dự án quan trọng quốc gia theo quy định của Luật Đầu tư công trên cơ sở đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư.

Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức các buổi lễ đối với công trình do mình quyết định đầu tư như công trình có giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương là công trình chính thuộc dự án nhóm A theo quy định của Luật Đầu tư công và có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức các buổi lễ đối với công trình do mình quyết định đầu tư như công trình có giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương là công trình chính thuộc dự án nhóm A theo quy định của Luật Đầu tư công và có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.

Chủ đầu tư lập kế hoạch tổ chức buổi lễ, trong đó nêu rõ: Nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần, chi phí, phương án tiến hành; trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Chủ đầu tư không được yêu cầu nhà thầu thanh toán chi phí cho tổ chức các buổi lễ

Quyết định quy định chi phí tổ chức buổi lễ được tính vào tổng mức đầu tư của dự án.

Trên cơ sở cho phép tổ chức buổi lễ của người có thẩm quyền thì chủ đầu tư lập, phê duyệt dự toán chi phí cho từng buổi lễ. Dự toán chi phí cho tổ chức buổi lễ được lập phù hợp với nội dung và quy mô của công trình, theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành của Nhà nước. Chủ đầu tư không được yêu cầu nhà thầu thanh toán chi phí cho tổ chức các buổi lễ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa sắp khởi công dự án cáp treo gần 3.000 tỷ đồng lên đỉnh Am Tiên

Thanh Hóa sắp khởi công dự án cáp treo gần 3.000 tỷ đồng lên đỉnh Am Tiên

25 Apr, 08:43 AM

Kinhtedothi – Một công trình hạ tầng du lịch tầm cỡ sắp hiện diện trên đỉnh non thiêng Am Tiên, khi Thanh Hóa vừa phê duyệt dự án khu dịch vụ thương mại và cáp treo với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng không chỉ tạo nên diện mạo mới cho điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của huyện Triệu Sơn mà còn mở ra động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ cho khu vực phía Tây tỉnh.

Ngành xây dựng “nâng chất”, tạo lợi thế cạnh tranh

Ngành xây dựng “nâng chất”, tạo lợi thế cạnh tranh

24 Apr, 09:53 PM

Kinhtedothi - Các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, chuyển đổi số không phải là mục tiêu, mà là công cụ để nâng cao năng suất, minh bạch và khả năng thích ứng của ngành xây dựng. Nếu Việt Nam muốn xây dựng hạ tầng tầm khu vực và toàn cầu, thì “xây dựng số” cần đi song hành với “xây dựng cứng”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ