80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá vật liệu xây dựng liên tục tăng

Kinhtedothi - Thị trường xây dựng đang vào mùa cao điểm, thế nhưng giá các loại vật liệu xây dựng như cát, sắp thép – một trong những vật liệu cơ bản và thiết yếu bất ngờ leo thang gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Thị trường xây dựng đang vào mùa cao điểm, thế nhưng giá các loại vật liệu xây dựng liên tục tăng cao.

Đợt tăng giá lần này khiến không ít doanh nghiệp bày tỏ lo ngại, khi những dấu hiệu đầu tiên của một “cơn khủng hoảng vật liệu” đang dần lặp lại, giống như kịch bản từng xảy ra vào năm 2022 khiến ngành xây dựng rơi vào thế khó.

Giá nhích từng ngày

Theo khảo sát của phóng viên tại Hà Nội, giá cát vàng xây dựng hiện đã lên tới 750.000 – 820.000 đồng/m³, tùy loại và khoảng cách vận chuyển. Trong khi đó, cát san lấp cũng tăng khoảng 5 – 7% so với đầu tháng 5, đạt mức bình quân 430.000 – 470.000 đồng/m³.

Ông Nguyễn Minh Tâm – chủ một đơn vị thi công tại Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đang trong cao điểm mùa xây dựng, các loại vật liệu tăng giá khiến người dân hoãn lại kế hoạch xây nhà ở, nhiều dự án đang bị tăng chi phí.

“Chỉ trong vòng ba tuần cuối tháng 5, giá cát tăng tới hai lần. Mỗi đợt khoảng 30.000 – 50.000 đồng/m³. Tổng chi phí cho một công trình có thể đội lên cả trăm triệu đồng chỉ vì cát. Xây một căn nhà giờ thấy người ta tính toán từng khối cát, khối đá, nghìn gạch, tạ thép. Nếu như không có vấn đề về đất đai, pháp lý có thể tạm hoãn đến giữa năm hoặc năm sau” - ông Tâm chia sẻ.

Giá cát tăng cao cũng khiến các gói thầu xây dựng nhà ở dân dụng chịu áp lực. Nhiều thợ xây tại Gia Lâm cho biết họ đã phải điều chỉnh đơn giá phần móng và nền từ đầu tháng 5, do “vật tư đầu vào biến động liên tục”.

Bên cạnh đà tăng của giá cát, ngày 22/5, giá thép liên tục được điều chỉnh tăng do lo ngại về nguồn cung bị thiếu hụt, cũng như giá điện, phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng trong thời gian qua là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán để đảm bảo cân đối chi phí sản xuất.

Như Công ty CP Tập đoàn Sản xuất Thép Việt Đức (VGS) điều chỉnh giá bán tại thị trường miền Bắc và miền Trung. Theo đó, giá thép cuộn các loại được tăng thêm 150 đồng/kg. Công ty TNHH Hòa Phát Hưng Yên thông báo điều chỉnh tăng giá thêm 200 đồng/kg (chưa VAT) với các loại thép cây mác cao (400V, CB500B, B500B, Gr60...). Phạm vi áp dụng tại thị trường miền Bắc. Hòa Phát Hưng Yên ghi rõ, nguyên nhân tăng giá là do phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng.

Cần sớm bình ổn giá

Sự tăng giá liên tục của các loại vật liệu xây dựng cơ bản đang khiến nhiều người nhớ lại “cơn sốt vật liệu” từng xảy ra vào năm 2022, khi giá thép, xi măng và đặc biệt là cát tăng vọt, kéo theo hệ lụy nghiêm trọng: hàng loạt công trình đình trệ, đội vốn; nhà thầu phá sản; gói thầu phải tổ chức lại vì nhà đầu tư rút lui.

Ông Phạm Quốc Hiếu - Giám đốc Công ty Xây dựng và hạ tầng Đông Thành cho biết, thực tế, đã có một số chủ đầu tư tại các tỉnh miền Bắc kiến nghị điều chỉnh hợp đồng hoặc giãn tiến độ thi công vì không cân đối được chi phí.

“Chúng tôi vừa trúng gói thầu xây dựng đường nội bộ cho một khu công nghiệp, nhưng tính toán lại thì riêng phần cát san lấp đã tăng gần 400 triệu đồng so với thời điểm dự thầu. Nếu giữ nguyên đơn giá, chúng tôi không có lợi nhuận” - ông Hiếu cho hay.

Trước thực trạng này, các doanh nghiệp xây dựng kiến nghị, để tránh một cuộc khủng hoảng vật liệu lặp lại, Nhà nước và doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, rà soát, đánh giá biến động giá vật liệu để có cơ sở giải pháp bình ổn; công bố kịp thời thông tin về giá và chỉ số xây dựng, kiểm soát hiện tượng tăng giá bất thường.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất các kho vật liệu lớn tại địa phương khi giá tăng bất thường. Áp dụng các chế tài mạnh với hành vi găm hàng, nâng giá không lý do chính đáng, hoặc thao túng thị trường (đặc biệt với cát tự nhiên và thép).

Nội địa khởi sắc cho ngành thép Việt Nam

Nội địa khởi sắc cho ngành thép Việt Nam

Ngành xi măng phục hồi giữa nhiều cái khó

Ngành xi măng phục hồi giữa nhiều cái khó

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phú Thọ tăng tốc giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sau sáp nhập

Phú Thọ tăng tốc giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sau sáp nhập

25 Jul, 11:41 AM

Kinhtedothi - Ngay sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ mới đã khẩn trương ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm không để gián đoạn các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án trọng điểm, tạo đà cho giai đoạn phát triển mới.

Tăng tốc áp dụng BIM trong đấu thầu xây dựng

Tăng tốc áp dụng BIM trong đấu thầu xây dựng

25 Jul, 06:02 AM

Kinhtedothi - Việc áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong các dự án xây dựng tại Việt Nam đã được quy định tương đối đồng bộ trong hệ thống pháp lý hiện hành. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đang gặp nhiều rào cản, đặc biệt trong giai đoạn đấu thầu và thi công, ngành xây dựng cần một sự thay đổi toàn diện về tư duy, hành lang pháp lý và cách tiếp cận quản lý dự án.

Thi công nhà dưới 1 tỷ đồng: dễ hay khó?

Thi công nhà dưới 1 tỷ đồng: dễ hay khó?

20 Jul, 09:43 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu, nhân công, đất đai cùng tăng chóng mặt khiến mục tiêu “xây nhà dưới 1 tỷ đồng” ngày càng trở nên xa vời, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn có những mô hình nhà ở giá rẻ, tiết kiệm năng lượng được triển khai nhờ cách tiếp cận thông minh về thiết kế, công năng và công nghệ xây dựng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ