Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường”

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Sáng 22/11, báo Kinh tế&Đô thị phối hợp với Sở GD&ĐT, Chi cục ATVSTP Hà Nội tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong bữa ăn học đường”.

Dinh dưỡng và ATTP đang là sự quan tâm, mối lo lớn của các bậc phụ huynh cùng như toàn xã hội hiện nay. Đặc biệt, trong thời gian quan, dù đã có nhiều nỗ lực trong quản lý, kiểm soát ATTP, song vẫn còn đó những khó khăn, bất cập, còn đó những nỗi lo của người tiêu dùng.

Ngoài mối lo ATTP, vấn đề dinh dưỡng cũng đang vô cùng cấp thiết hiện nay bởi tình trạng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi cũng như thừa cân béo phì đáng báo động.

 Các khách mời tham gia chụp ảnh lưu niệm.
Thực hiện Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 24/12/2018 của UBND TP về Công tác ATTP TP Hà Nội năm 2019; Kế hoạch số 25/KH-KTĐT của báo Kinh tế&Đô thị về Phối hợp tuyên truyền về công tác đảm bảo ATTP TP Hà Nội năm 2019, báo Kinh tế&Đô thị phối hợp với Sở GD&ĐT, Chi cục ATVSTP Hà Nội tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường”.
Tham dự buổi Tọa đàm hôm nay:
Về phía đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội có ông Phạm Ngọc Tuấn – Trưởng phòng Chính trị tư tưởng.
Về phía Chi cục ATVSTP Hà Nội có ông Đỗ An Thắng - Khoa Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục ATVSTP Hà Nội.
Về phía chuyên gia dinh dưỡng có ông Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.
Về phía Công ty cung cấp thực phẩm có ông Bùi Quang Hữu – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hương Việt Sinh.
Về phía trường học có bà Đỗ Thị Mai – Hiệu trưởng trường Tiểu học Dịch vọng B- quận Cầu Giấy. Bà Hoàng Thị Hằng – Hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Xuân Trung-quận Thanh Xuân.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị Lại Bá Hà cho biết: "Vấn đề ATTP luôn là vấn đề “nóng”, được xã hội quan tâm, lâu nay TP Hà Nội luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao và triển khai quyết liệt về vấn đề đảm bảo ATTP, đặc biệt là bữa ăn học đường. Trong thời gian qua, Báo Kinh tế&Đô thị cùng Sở GD&ĐT, Sở Y tế luôn phối hợp tốt để tuyên truyền về nội dung này. ATTP cũng luôn là vấn đề được nhà trường quan tâm khi địa bàn TP từng xảy ra các vụ ngộ độc trong trường học. Trong buổi tọa đàm hôm nay, chúng tôi đã mời các đại diện và cơ quan liên quan chỉ đạo quyết liệt vấn đề này, các đơn  vị liên quan đến giám sát ATTP, cũng như mời các doanh nghiệp liên quan đến việc cung cấp bữa ăn học đường cho các trường học, các trường tiểu học có hàng nghìn học sinh những vẫn đảm bảo tốt ATTP trong bữa ăn học đường. Chúng tôi mong rằng trong quá trình thực hiện tọa đàm này, các vị khách mời sẽ trao đổi thẳng thắn, trả lời bạn đọc nhằm làm rõ hơn các vấn đề liên quan cũng như công tác giám sát, đảm bảo chất dinh dưỡng trong bữa ăn với giá thực phẩm hiện nay…"

KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 2

    Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT Hà Nội)

    Ông Phạm Ngọc Tuấn

  • Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 3

    Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

    Ông Trương Hồng Sơn

  • Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 4

    Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hương Việt Sinh

    Ông Bùi Quang Hữu

  • Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 5

    Hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân)

    Bà Hoàng Thị Hằng

  • Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 6

    Hiệu trưởng trường Tiểu học Dịch vọng B (quận Cầu Giấy)

    Bà Đỗ Thị Mai

  • Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 7

    Khoa Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục ATVSTP Hà Nội

    Ông Đỗ An Thắng

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc Lê Minh Đăng (anhhoang1211985@gmail.com) hỏi:
Được biết, hiện nay Hương Việt Sinh đang triển khai phần mềm bữa ăn dinh dưỡng cho học sinh. Xin ông cho biết thêm về vấn đề này? Trước tình hình thực phẩm biến động hiện nay, Công ty có biện pháp nào để đảm bảo dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cung cấp cho nhà trường?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 8
Ông Bùi Quang Hữu trả lời:
Trong tháng 9, Công ty có phối hợp với Viện Y học ứng dụng Việt Nam nghiên cứu 1 bộ thực đơn "Khoa học dinh dưỡng học đường". Trong đó giá thành thấp nhất của 1 bữa ăn là 30 nghìn VNĐ, phổ biến trong khoảng 30 - 35 nghìn/bữa. Chúng tôi đã mạnh dạn đưa vào các trường học áp dụng thử thực đơn này và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các đơn vị.
Về nguồn kinh phí, hiện nay các nhà trường không hỗ trợ nên chúng tôi vẫn phải chủ động, cố gắng thực hiện 1 bữa/1 tuần.
Khi triển khai bộ thực đơn mới, trong mỗi suất ăn có rất nhiều thành phần dinh dưỡng, rất nhiều loại thịt, rau, thay đổi và đa dạng qua các ngày. Điều này dẫn đến chi phí nhân công tăng cao, dẫn đến giá thành tăng theo.
Về phía Công ty, tất cả các đầu vào sản phẩm nông nghiệp coi như thuế bằng 0, trong khi đó chúng tôi phải xuất hóa đơn cho các trường 10% VAT. Như vậy, trên mỗi suất ăn phải chịu 10% thuế.
Ngoài ra, hiện nay 1 nhân viên phục vụ theo quy định chỉ được phục vụ 100 - 150 học sinh, điều này cũng dẫn đến giá thành cao. Rất mong cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu tạo điều kiện cho DN. Bởi thực tế giá thành này học sinh phải chịu.
Khi xuống các trường, căn cứ vào thỏa thuận giữa 2 bên, Công ty lên định lượng cho từng suất. Giá thành đều được công khai trên bảng của nhà trường. Để đảm bảo đủ chất và lượng từng bữa ăn cung cấp cho nhà trường, Công ty cũng mong có sự hỗ trợ các các ban ngành. Bởi, như trong thời điểm hiện nay, giá thị trường luôn biến động trong khi giá thành bữa ăn đã không thay đổi trong 1 thời gian dài.
Bạn đọc Nguyễn Văn Dũng (Quận Ba Đình) hỏi:
Con tôi 10 tuổi, chỉ nặng 24kg, được đánh giá là suy dinh dưỡng, Trẻ có biểu hiện như thế nào thì nên đi khám về dinh dưỡng, thưa ông?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 9
Ông Trương Hồng Sơn trả lời:
Đây là mức nguy cơ thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, cần phục hồi. Đề nghị phụ huynh cho con đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng chuyên gia để lên phác đồ phục hồi trong 3-4 tháng, đồng thời vẫn phải áp dụng thực đơn tốt trong và ngoài nhà trường.
 Ông Trường Hồng Sơn trả lời bạn đọc.
Cần đưa trẻ đi thăm khám khi phát hiện cân nặng, chiều cao chưa đạt chuẩn, trẻ có dấu hiệu biếng ăn hoặc sau sau đợt ốm. 
Bạn đọc Mai Thị Cúc () hỏi:
Con trai tôi bị béo phì, bữa ăn ở nhà tôi có thể kiểm soát được, nhưng khi con ăn ở trường thì rất khó, bác sĩ có lời khuyên gì để tôi kiểm soát cân nặng của cháu được tốt hơn?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 11
Ông Trương Hồng Sơn trả lời:
Đối với trẻ thừa cân béo phì việc điều chỉnh phải khác so với người lớn, đặc biệt là trẻ dưới 15 tuổi. Chúng ta điều chỉnh để hạn chế tăng cân, hoặc tăng cân chậm thay vào đó tăng trưởng chiều cao.
Về chế độ ăn cần duy trì chế độ tốt, cha mẹ cần xem chế độ ăn ở nhà trường để bổ sung bằng bữa ăn gia đình. Cần điều chỉnh chế độ ăn vặt, nước uống. Đối với trẻ vấn đề sinh hoạt rất quan trọng.
Trẻ em cần ngủ trước 21h30 để hormone tăng trưởng có thời gian hoạt động cũng như tránh ăn đêm. Các môn tập luyện như cầu lông, bóng rổ, bóng đá cũng nên khuyến khích.
Bạn đọc Ngô Thùy Dương (Quận Hoàn Kiếm) hỏi:

Dậy thì sớm có phải bắt nguồn từ nguyên nhân liên quan đến vấn đề dinh dưỡng?

Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 12
Ông Trương Hồng Sơn trả lời:
Xu hướng này là có thật. Đối với trẻ em Việt Nam trước kia độ tuổi dậy thì ở 13-14 tuổi, giờ đã đẩy lên 10-11 tuổi. Có nhiều nguyên nhân liên quan cả về dinh dưỡng, tập luyện, tâm lý… trong đó dinh dưỡng cũng có vai trò. Dậy thì sớm là một nguy cơ gây ảnh hưởng đến cả chiều cao, cần hết sức lưu ý. 
Bạn đọc Vương Huy (Quận Hai Bà Trưng) hỏi:

Cơ quan quản lý có kiểm soát được tình hình dinh dưỡng những bữa ăn học đường trong các nhóm lớp, đơn vị nhỏ lẻ?

Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 13
Ông Phạm Ngọc Tuấn trả lời:
Vấn đề này thuộc quyền UBND địa phương, các nhóm này giao cho các phường cấp phép, kiểm soát. Trong đợt kiểm tra vừa rồi, việc đảm bảo dinh dưỡng và nguy cơ ATTP luôn có nguy cơ tiềm ẩn. Về vấn đề dinh dưỡng đây đang là lỗ hổng của các cấp quản lý, cần có sự quan tâm đúng mức. Như chương trình sữa học đường gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực tế. Tuy nhiên cần kiểm soát chặt chẽ, tới đây Sở sẽ có chỉ đạo, phối hợp với cơ quan chuyên môn quan tâm hơn tới chế độ dinh dưỡng của nhóm trẻ. 
Bạn đọc Võ Thị Minh (Quận Đống Đa) hỏi:
Bài toán cân bằng giữa lợi nhuận DN cung ứng thực phẩm và đảm bảo dinh dưỡng cho các em có quá khó khăn. Vấn đề xây dựng thực đơn hiện nay còn có vấn đề và có thể cải tiến như thế nào?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 14
Ông Trương Hồng Sơn trả lời:
Các bữa ăn học đường hiện nay thường xuất phát từ việc chọn thực phẩm, sau đó tính giá thành tuy nhiên quy trình này chưa đúng mà giá thành cần xuất phát từ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Thứ nhất, lựa chọn thực phẩm cho trẻ em ở các trường hiện nay còn mang tính tự phát.
Thứ hai, không đa dạng hóa thực phẩm để đơn giản hóa cho DN và tạo cảm giác an toàn cho nhà trường.
Đây là những điểm yếu. Đầu tiên cần xác định các vi chất có lợi cho trẻ em ở độ tuổi, sau đó mới xác định thực phẩm, cần đảm bảo 5/8 nhóm thực phẩm, mỗi món ăn đảm bảo 10-12 món ăn. Sự đa dạng là cần thiết. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa món ăn để tạo thói quen ăn uống đa dạng cho trẻ sau này.
Câu chuyện giá thành cũng cần nói đến. Trong khi giá thực phẩm tăng phi mã hàng ngày, các gia đình cũng cần tính tăng giá cho bữa ăn cho trẻ.  Vấn đề truyền thông đi kèm cũng cần quan tâm để trẻ có thể trở thành những công dân vừa có tầm vóc vừa có hiểu biết về dinh dưỡng.
Từ kinh nghiệm trong và ngoài nước, chúng tôi khuyến cáo cần tính toán ưu đãi thuế VAT cho các công ty cung cấp bữa ăn, mong mỏi chính quyền UBND TP Hà nội và sở ban ngành xem xét  các biện pháp hỗ trợ thích hợp để áp dụng được những bộ thực đơn tiến bộ vào bữa ăn cho trẻ.
Bạn đọc Đào Đức An (Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội) hỏi:

 Ông có thể cho biết sự khác biệt suất ăn học đường ở nội thành và ngoại thành?

Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 15
Ông Phạm Ngọc Tuấn trả lời:

Qua các cuộc ngoại khóa, hội diễn, chúng ta dễ dàng nhận thấy học sinh nội thành cùng lứa tuổi, cấp học với học sinh ngoại thành nhưng có sự khác biệt rất rõ khi ngoại hình tổng thể cao lớn, phát triển hơn rõ rệt. Do đó trong những năm gần đây các cơ quan chuyên môn rất chú trọng đến suất ăn học đường, cùng với đó là sự chung tay của xã hội mới có thể đưa tầm vóc Việt vươn lên ngang với thế giới.

Ông Trương Hồng Sơn cho biết thêm: Tầm vóc trẻ em Việt Nam trong 20 năm vừa qua đã có biến chuyển tốt. Trong thời gian tới khi đánh giá tầm vóc người Việt được hỗ trợ can thiệp trong 2 thập kỷ qua sẽ có những nhận định tốt.

Tuy nhiên, hiện các bậc phụ huynh chú trọng đến bữa ăn học đường và ở nhà nhưng vẫn hay lấy lý do gen để cắt nghĩa. Câu chuyện gen có ý nghĩa nhưng chỉ quyết định một phần về tầm vóc con.

Trọng tâm trong khẩu phần ăn của trẻ cần đầy đủ các chất sắt, kẽm, canxi, các loại vitamin, protein, lipit, chất béo… Khuyến nghị của chúng tôi hiện trước tình hình khác biệt trong bữa ăn giữa nội và ngoại thành Hà Nội liên quan nhiều tới việc chăm sóc.

Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng còn có cả sinh hoạt, giấc ngủ, thể dục thể thao, ô nhiễm môi trường… Chúng ta hoàn toàn có thể đem đến chế độ dinh dưỡng, chăm sóc tốt cho trẻ em mà không liên quan tới môi trường.

Bạn đọc Hoàng Minh Tuấn (Hà Đông, Hà Nội) hỏi:
Hiện nay, nhiều người băn khoăn, lo lắng khi chất lượng bữa ăn bán trú tại một số trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội chưa tương xứng với kinh phí mà phụ huynh đóng góp. Ý kiến của ông/bà như thế nào về vấn đề này?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 16
Bà Đỗ Thị Mai trả lời:
Hiện nay, số lượng học sinh ăn trường rất nhiều. Trường cũng không có vị trí việc làm về nhân viên quản lý bữa ăn bán trú mà trường phải tự phân công. Hiện nay, trường đang thu 28.000 đồng/2 bữa ăn bán trú.
Năm học vừa qua, trường đã phối hợp với Công ty Hương Việt Sinh xây dựng bữa ăn dinh dưỡng cho học sinh. Khi trường xây dựng bữa ăn dinh dưỡng, học sinh rất thích thú. Đơn cử, bình thường các con ít ăn hoặc không ăn rau ở nhà nhưng khi đến trường, các con thích ăn rau và ăn hết khẩu phần ăn của mình. Nhiều học sinh về nhà, muốn bố mẹ nấu ăn các món như ở trường.
Tuy nhiên, hiện nay, trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện bữa ăn dinh dưỡng cho học sinh khi giá cả thực phẩm quá cao, nhất là giá thịt lợn. Trong khi, trường đang thu 28.000 đồng/2 bữa ăn bán trú (gồm cả thực phẩm, công nấu chất đốt, thuế).
Qua đó, trường mong muốn, Nhà nước có biện pháp hỗ trợ thuế cho bữa ăn học sinh để giảm thiểu bớt chi phí đó. Trường cũng rất mong muốn, các bữa ăn bán trú đối với học sinh tiểu học phát triển đủ dinh dưỡng, sức khỏe để phục vụ cho học tập cũng như phát triển về thể lực cho học sinh.
Bạn đọc Vũ Thị Bích (Quận Hoàn Kiếm) hỏi:
Ông có kiến nghị gì về việc tạo khung giá phù hợp với bữa ăn học đường?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 17
Ông Phạm Ngọc Tuấn trả lời:
Không nên quy định giá ngay từ đầu năm bởi giá cả thị trường thay đổi theo từng ngày. Rất mong muốn phụ huynh chú ý việc này, cần sự thông cảm, và nhìn nhận lâu dài để góp phần vào cải thiện thể trạng của con em mình. Suất ăn cần điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm. 
Bạn đọc Phạm Hương (phamhuonghn@gmail.com) hỏi:
Hiện nay, nhiều cổng trường vẫn còn quán hàng rong và vấn đề ATTP ở cổng trường là vấn đề nhiều phụ huynh lo ngại. Vậy thời gian qua, công tác phối hợp giữa trường Tiểu học Dịch vọng B với các đơn vị trên địa bàn quận Cầu Giấy ra sao để quản lý ATTP?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 18
Bà Đỗ Thị Mai trả lời:
Hiện nay, nhiều phụ huynh thấy khi con về nhà bị đau bụng là nghĩ ngay đến ATTP ở trường. Thực tế, các hàng quán rong ở trường Tiểu học Dịch vọng B đã được dẹp. Tuy nhiên, vẫn còn một số cửa hàng bán đồ ăn sáng tập trung ăn ở gần trường rất nhiều.  Thời gian qua, quận Cầu Giấy đã thực hiện quyết liệt trong vấn đề kiểm soát các hàng quán rong. Trường cũng khuyến cáo, các phụ huynh học sinh nên cho con ăn ở nhà trước khi đến trường đẻ đảm bảo sức khỏe.
Bạn đọc Trần thị Thảo (Đan Phượng, Hà Nội) hỏi:
Về vấn đề tiền ăn, và đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh, các trường đã thực hiện như thế nào?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 19
Bà Hoàng Thị Hằng trả lời:

Đối với trường , từ đầu năm học chúng tôi đã tiến hành thoả thuận tiền ăn với phụ huynh. Nhà trường xây dựng thực đơn dựa vào văn bản hướng dẫn phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo chất dinh dưỡng, sự phong phú theo mùa, và chất lượng bữa ăn cho học sinh.

 Sau khi lên được thực đơn, chúng tôi tiến hành xây dựng dự toán thu chi và hoàn toàn công khai minh bạch với phụ huynh. Chỉ sau khi đạt được sự thống nhất với phụ huynh thì chúng tôi mới bắt đầu thực hiện.

 Trong quá trình thực hiện, hàng ngày trước 16h trường đều có bảng công khai tài chính chi phí tiền ăn của toàn trường tới phụ huynh. Cho đến nay, trường vẫn đang nhận được sự đồng thuận của phụ huynh. 

Bạn đọc Trịnh Thu Phượng (thuphuongtrinh@gmail.com) hỏi:
Là một chuyên gia về dinh dưỡng, ông có nghiên cứu và đánh giá về tình hình dinh dưỡng trong các bữa ăn học đường hiện nay tại Hà Nội?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 20
Ông Trương Hồng Sơn trả lời:
Hội nghị giao lưu trực tuyến ngày hôm nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong 1,2 năm vừa qua, các cuộc thảo luận về sữa học đường nhiều trong khi bữa ăn học đường chưa được quan tâm.
Nhìn qua các quốc gia trong khu vực, ví dụ như Nhật Bản đã triển khai bữa ăn học đường từ thời Minh Trị cho tới nay hơn 100 năm, và dần được đưa lên chương trình toàn quốc. Hiện nay tại các nước phát triển khác, tại Mỹ hay Trung Quốc chương trình cũng được cung cấp cho toàn bộ trường các cấp… Đối với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mục tiêu của bữa ăn học đường đang được nâng cao, liên quan đến vấn đề chống nạn đói, sức khỏe, bình đẳng giới, giáo dục dinh dưỡng.
Về vấn đề dinh dưỡng, có hai vấn đề tôi muốn đề cập:
Thứ nhất, bữa ăn học đường có vai trò rất quan trọng bởi nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn tăng trưởng của trẻ em tương đương người lớn, do đó không thể triển khai như bếp ăn trong các môi trường khác như công trường, bệnh viện…Giai đoạn này nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc hoặc nguy cơ béo phì sau này.
Thứ hai, các nghiên cứu và đánh giá ở Đông Nam Á cho thấy, việc phân bổ năng lượng trong các bếp ăn còn có vấn đề. Trong khi một số trường bị thiếu vi chất, liên quan đến canxi, sắt… trong bữa ăn cho học sinh, tại một số trường các bữa ăn mang năng lượng quá cao dẫn đến một số trường tỷ lệ học sinh béo phì lên tới 40%.
Như vậy, để bữa ăn học đường đạt chất lượng, đảm bảo chi phí của học sinh là không dễ dàng, cần “cái bắt tay” của cả doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý.
Bạn đọc Phạm Lan (Minh Khai, Hà Nội) hỏi:
Là đơn vị cung cấp suất ăn học đường lớn tại Hà Nội, Công ty đã có những biện pháp nào để đảm bảo chất lượng thực phẩm được cung cấp vào trường học?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 21
Ông Bùi Quang Hữu trả lời:
Công ty Hương Việt Sinh đã chủ động nguồn thực phẩm chế biến từ rất nhiều nơi cung cấp. Hiện chúng tôi có 7,5ha cung cấp rau sạch tại Tiên Du, Bắc Ninh. Đây là 1 trang trại hiện đại, từng được Phó Thủ tướng xuống thị sát và cơ quan chức năng đánh giá cao.
Ngoài ra Công ty đã đầu tư hệ thống trang trại nuôi lợn khép kín, đồng thời hợp tác với các chuyên gia xây dựng hệ thống lò mổ độc lập. Đây là 1 quy trình hoàn toàn khép kín, do Công ty kiểm soát, lọai bỏ được những nguy cơ về mất an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy, ngoài việc đảm bảo nguồn gốc thực phẩm, công tác vận chuyển, bảo quản cũng là 1 vấn đề rất đáng lo ngại. Do vậy, tại các trường học, trong quá trình giao nhận, Công ty đều cử cán bộ quản lý giám sát cùng với nhà trường. Nếu phát hiện bất thường trong lô thực phẩm, chúng tôi sẽ thu hồi và tiến hành tiêu hủy ngay để đảm bảo an toàn.
Bạn đọc Nguyễn Phương Thanh (npthanhhnn@gmail.com) hỏi:
Làm thế nào để hạn chế hàng rong ngoài cổng trường?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 22
Ông Phạm Ngọc Tuấn trả lời:
 Ông Phạm Ngọc Tuấn trả lời độc giả tại buổi tọa đàm.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan nhằm dẹp bỏ hàng rong trước cổng trường. Nhưng trên thực tế triển khai vẫn gặp một số khó khăn, ví dụ như hàng ăn đó là của nhà dân … Do đó phụ huynh cần kiểm soát chặt chẽ tiền mặt đưa cho con em mình để tránh tình trạng dùng số tiền này mua quà vặt quanh cổng trường dẫn tới mất VSATTP.
Bạn đọc Nguyễn Thu Hà (Vĩnh Tuy, Hà Nội) hỏi:
Nguồn gốc thực phẩm vẫn là vấn đề đáng lo ngại, trường học kiểm soát vấn đề này ra sao?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 24
Bà Đỗ Thị Mai trả lời:
Hiện nay trong trường học ngoài hoạt động chuyên môn, trường còn môn lo bữa ăn cho học sinh. Hiện trường Tiểu học Dịch vọng B tập trung cho hơn 2.500 suất ăn. Đó là một vấn đề lớn đối với trường. Tuy nhiên, những năm qua, trường Tiểu học Dịch vọng B chưa xảy ra vấn đề ATTP.
Chúng tôi cũng băn khoăn khi trường chưa được đào tạo chuyên sâu về kiến thức ATTP. Để khắc phục những vướng mắc này, trường đã đưa ra biện pháp như: Nhà trường thành lập Ban Tổ chức, Ban Quản lý bữa ăn bán trú, có đầy đủ các lực lượng tham gia: Ban Giám hiệu nhà trường, nhân viên y tế, công đoàn, phụ huynh học sinh.
 Bà Hoàng Thị Hằng và Đỗ Thị Mai tại buổi giao lưu.
Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh, trường thường xuyên tổ chức đi kiểm tra đột suất các đơn vị cung cấp thực phẩm (trang trại gà, lợn, rau…) cho nhà trường, thậm chí có những cuộc đi kiểm tra từ 3 giờ sáng hay 12 giờ đêm. Đặc biệt, cứ 6 giờ sáng, đại diện Ban Giám hiệu nhà trường, nhân viên y tế và phụ huynh học sinh đến bếp ăn của trường kiểm tra thực phẩm để nhận biết thực phẩm tươi sống ra sao hay có vấn đề gì không?
Trường cũng có đối chứng, có niêm yếu tên mỗi thực phẩm, ở bảng thực đơn. Đồng thời, trường cũng kiểm tra chặt việc vận chuyển chuyên dụng của các đơn vị cung cấp thực phẩm khi mang đến trường học.
Trường có bếp ăn hiện đại, có nơi sơ chế riêng thực phẩm tươi sống. Trường cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền về ATTP và khám sức khỏe cho nhân viên y tế và giáo viên tham gia quản lý bữa ăn bán trú. Nhờ đó, trường chưa xảy ra vấn đề gì về ATTP từ trước đến nay.

Bà Hoàng Thị Hằng - Hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân:

 Trước tiên, tôi cũng nhất trí với các khó khăn trường được Trường Dịch Vọng B đưa ra. Cò đối với trường Mầm non Thanh Xuân Trung, một ngày chúng tôi có 500 suất ăn tại bếp ăn bán trú nhà trường. Do đó, khâu đảm bảo vs atttp và giám sát bếp ăn là đặc biệt quan trọng và cần được quan tâm.

Từ đầu năm học trường đã triển khai một loạt biện pháp, ví dụ như thành lập Ban Chỉ đạo vs atttp trong nhà trường, thành lập tổ giám sát nguồn cung ứng thực phẩm trong nhà trường, với thành phần giống như trường Dịch Vọng B, bao gồm đại diện ban phụ huynh, hiểu trưởng, hiệu phó, giáo viên, kế toán… để giám sát nguồn thực phẩm cung ứng cho trường. 

Ngoài ra, tổ giám sát cũng trực tiếp đến cơ sở cung ứng thực phẩm, trực tiếp lựa chọn những nguồn thực phẩm tốt nhất, trực tiếp giám sát kí kết hợp đồng cung ứng thực phẩm để các hợp đồng đảm bảo hồ sơ pháp lý, các công ty hiểu rõ trách nhiệm và đủ năng lực giải trình được về các mặt hàng cung cấp trong nhà trường.

Tổ giám sát hàng ngày cũng cùng ban phụ huynh và nhà trường giám sát quá trình giao nhận thực phẩm hàng ngày. 

Cũng như trường Dịch Vọng B, ngoài việc kiểm tra bằng chiết xuất, chúng tôi còn tiến hành kiểm tra bằng cảm quan thực tế để thấy thực phẩm có đảm bảo cho chế biến hay không?

Đồng thời, chúng tôi đang thực hiện chỉ đạo của quận về việc test thực phẩm, test nhanh về độ ôi thiu của thịt, độ sạch của rau, đồ dụng dụng cụ nấu bếp, với chi phí được quận hỗ trợ cho các trường trên địa bàn. 

Hiện tại, các nguồn thực phẩm trong nhà trường đều được trường thực hiện đảm bảo an toàn, và không có trường hợp ngộ độc trong nhà trường.


Bạn đọc Phạm Thị Hà (phamh2311@gmail.com) hỏi:

 Có DN phàn nàn, khi đến đặt vấn đề cung cấp thực phẩm sạch cho trường học, còn có những khó khăn, trở ngại nhất định. Đây là mối lo về chất lượng dinh dưỡng cũng như chất lượng ATTP. Về phía ngành GD&ĐT có được phản ánh về tình trạng này không và có sự giám sát ra sao đối với các trường?

 

Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 26
Ông Phạm Ngọc Tuấn trả lời:

Về phía cơ quan quản lý nhà nước với việc cung cấp thực phẩm sạch đến nhà trường đã thực hiện niêm yết công khai danh sách công ty đảm bảo đầy đủ điều kiện VSATTP nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Từ đó nhà trường sẽ có cơ sở tham khảo nhằm lựa chọn đơn vị cung cấp đảm bảo cho trường mình. Kể cả nước uống cũng công khai danh sách các đơn vị đủ điều kiện. Từ đó các cơ sở cung cấp phải cạnh tranh với nhau về chất lượng cũng như giá cả.


Bạn đọc Hoàng Mỹ Chi (Giảng Võ, Hà Nội) hỏi:
Sở Y tế  nói chung và Chi cục có những hỗ trợ trực tiếp, công tác kiểm tra tại các bếp ăn tập thể như thế nào?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 27
Ông Đỗ An Thắng trả lời:
Các trường tiểu học khác với mầm non, mầm non nuôi dưỡng là chủ yếu. Căn cứ theo yêu cầu của khối học sinh mới mở các lớp bán trú. Với sự phối hợp với Sở Y tế và Sở GD&ĐT hàng năm Trung tâm y tế thường xuyên có buổi hướng dẫn cho các cô nuôi, người chế biến thực thẩm. Đặc biệt các trường có thuê công ty chế biến thực phẩm. Ngoài ra cũng đã bố trí test mẫu thực phẩm thường xuyên để đảm bảo an toàn
Đối với người trực tiếp tham gia sơ chế thì phải được khám sức khỏe, các điều kiện sơ chế, chế biến bảo quản phải theo quy định.Tuy nhiên, có những trường không có bếp ăn và tận dụng những khoảng không, theo quy định thì 1 số trường không đảm bảo về không gian, nhưng để khắc phục thì cũng đã có khu riêng biệt, các trường cũng đã thành lập tổ giám sát để quản lý các bếp ăn tại trường nhằm nâng cao chính ý thức của những người chế biến thực phẩm.
Công tác giám sát của cơ quan chuyên môn có cán bộ xét nghiệm, xét nghiệm nhanh để của kết quả của một loại thực phẩm ngay tại trường.
Công tác tự giám sát của nhà trường đã mời hiệu trưởng lên khuyến khích nhà trường mua test xét nghiệm nhanh để chủ động. Những xét nghiệm này rất đơn giản, ngoài cảm quan màu sắc, mùi vị thì còn nhận biết được một số tiêu chí khác.
Bạn đọc Hoàng Văn Thụ (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) hỏi:
Khi đến đặt vấn đề cung cấp thực phẩm sạch cho trường học, các DN gặp trở lớn nhất là gì?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 28
Ông Bùi Quang Hữu trả lời:
 Ông Bùi Quang Hữu trả lời độc giả tại buổi tọa đàm.
Công ty Hương Việt Sinh là đơn vị cung cấp bữa ăn cho các trường học từ nhiều năm nay và có uy tín. Cho nên khi công ty đến tiếp cận các trường học đều nhận được sự đón tiếp, tạo điều kiện của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, Ban phụ huynh nhà trường.
Khó khăn lớn nhất chúng tôi gặp phải là cơ sở vật chất tại một số trường học chưa đảm đủ điều kiện, đáp ứng các yêu cầu để chế biến thực phẩm. 
Bạn đọc Nguyễn Anh Tú (Long Biên, Hà Nội) hỏi:
Năm nào đầu năm học, các Sở Y tế, GD&ĐT đều có công văn hướng dẫn các đơn vị trường học thực hiện ATTP, nhưng qua triển khai, giám sát của Sở, Chi cục, việc thực hiện nhiệm vụ này như thế nào?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 30
Ông Phạm Ngọc Tuấn trả lời:
Năm học 2019 -2020, Sở GD&ĐT Hà Nội đã thành lập 2 đoàn kiểm tra tại 18 quận, huyện, thị xã. Mỗi một đoàn sẽ kiểm tra đơn vị theo kiểu từ kiểm tra xác suất đến ngẫu nhiên 2 đơn vị. Qua đó, nắm được sơ bộ các đơn vị làm tốt và khó khăn của những đơn vị chưa thực hiện tốt. Với các cơ sở chưa thực hiện tốt, chúng tôi nhận thấy nguy cơ mất VSATTP ít hơn so với các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện. Hoặc với cơ sở phải mua suất ăn tại nơi khác, trong quá trình vận chuyển có nguy cơ mất VSATTP cao, Sở đã yêu cầu phải chấn chỉnh kịp thời.
Đối với Bộ GD&ĐT, chúng tôi đã phối hợp với các chuyên gia, có hệ thống phần mềm để đưa ra các thực đơn đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng. Các trường sẽ dựa vào đó để điều chỉnh xuất ăn đủ dinh dưỡng nhưng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Bạn đọc Nguyễn Bắc Sơn (Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi:
Hà Nội hiện có gần 2 triệu học sinh, 50% số trường có tổ chức ăn bán trú, do đó nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm là rất lớn nếu không có sự siết chặt quản lý. Công tác thực hiện đảm bảo ATTP được 2 ngành y tế và giáo dục triển khai thế nào?
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn học đường” - Ảnh 31
Ông Phạm Ngọc Tuấn trả lời:
Với TP Hà Nội được triển khai rất cụ thể và rõ ràng, trong đó có phân công phân cấp cụ thể, các ngành, UBND quận, huyện phải đảm bảo VSATTP cũng như bếp ăn trong các nhà trường. Sở cũng chỉ đạo các trường đảm bản ATTP, không cho phép cơ sở không đủ điều kiện cung cấp thực phẩm cho nhà trường.
Hiện nay Sở đã phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, triển khai tập huấn chi tiết tại các nhà trường, trung tâm y tế theo đúng quy định. Trong năm học, ngay đầu năm đã thành lập ban giám sát để kiểm tra bếp ăn bán trú trong nhà trường.

Ông Đỗ An Thắng - Khoa Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục ATVSTP Hà Nội:

Trước tình trạng cũng như nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học rất cao, hàng năm Sở Y tế và Sở GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ, giám sát các cơ sở là trường học. Cùng với đó là đã triển khai triển khai công tác ATTP tại các trường học đã được triển khải. Cụ thể, từ  năm 2014, Sở Y tế đã ban hành văn bản và thành lập mô hình điểm về bếp ăn trường học để hướng đến việc nâng cao quản lý mô hình ATTP tại các trường học.

Đến năm 2019, Sở Y tế cũng đã tiếp tục phối hợp kiểm tra cũng như giám sát các bếp ăn trường học, các cơ sở cung cấp thức ăn, đồ uống.

Riêng tại tuyến quận huyện cũng đã ban hành các kế hoạch đảm bảo công tác ATTP, thành lập các đoàn kiểm tra. Đặc biệt tuyên truyền theo phân cấp, chỉ định các cán bộ được đi tập huấn và thực hiện đúng với quy định như về chuyên môn, phải khám sức khỏe. Ngoài ra cũng đã phổ biến, tuyên truyền tới các cơ sở, đặc biệt là các cô nuôi mầm non. 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần