Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019”

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 14/12, Ban Biên tập báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm – tư vấn pháp luật trực tuyến với độc giả báo điện tử Kinh tế & Đô thị tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn với chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019”.

Ngày 20/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Bộ luật lao động sửa đổi là một trong năm bộ luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc triển khai luật đóng vai trò rất quan trọng, giúp các quy định tiên tiến của bộ luật phát huy tính ưu việt trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động cũng như đảm bảo phát triển kinh tế, an sinh xã hội của đất nước. Hôm nay, Ban Biên tập báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm - tư vấn pháp luật trực tuyến với độc giả báo điện tử Kinh tế & Đô thị tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn với chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019”.
Tham dự buổi tọa đàm - tư vấn pháp luật trực tuyến hôm nay, có sự tham gia của: 

Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội

Luật sư Nguyễn Quốc Việt

Luật gia Phạm Thu Hương

Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà phát biểu tại buổi tọa đàm.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Lại Bá Hà  - Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị cho biết: Trong nhiều năm qua, báo Kinh tế & Đô thị cùng Hội Luật gia TP Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó có những cuộc tọa đàm, tư vấn pháp luật trực tuyến nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả.
Với chủ đề lần này là điểm mới trong Bộ Luật Lao động 2019, đây là một vấn đề được người dân và nhiều đơn vị, tổ chức quan tâm vì có nhiều điểm mới ảnh hưởng đến người lao động và người sử dụng lao động. Thông qua buổi tọa đàm, báo Kinh tế & Đô thị và bạn đọc mong muốn nhận được tư vấn của các luật gia đối với các tình huống cụ thể liên quan đến pháp luật.
Trong thời gian tới, mong Hội Luật gia TP Hà Nội tiếp tục phối hợp với báo Kinh tế & Đô thị để tổ chức nhiều hơn nữa những cuộc tư vấn pháp luật, không chỉ thông qua hình thức trực tuyến mà có thể trực tiếp tại các địa bàn dân cư hoặc tại báo Kinh tế & Đô thị...
KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 2

    Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội

    Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến

  • Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 3

    Luật sư

    Ông Nguyễn Quốc Việt

  • Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 4

    Luật gia

    Bà Phạm Thu Hương

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc Trương Đức (Quận Tây Hồ) hỏi:

Lái xe Grab có được bảo vệ bởi Luật Lao động không?

Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 5
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Pháp luật lao động hiện hành quy định, người lao động, người làm công ăn lương có tuổi đời từ 15 tuổi trở lên, chịu sự quản lý, điều hành của chủ sử dụng lao động thông qua giao kết hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động,
Từ viện dẫn quy định của pháp luật nêu trên, những người làm việc theo mô hình lái xe Grab lại chưa đáp ứng được tiêu chí trên và không thuộc đối tượng điều chỉnh của bộ Luật Lao động,
Grab chỉ coi các tài xế là đối tác ngồi chung một con thuyền, khi tài xế có cuốc xe thì Grab có doanh thu. Grab không có hôm nay nếu không có sự đồng hành không biết mệt mỏi từ phía đối tác tài xế (ý kiến của người đại diện Grab).
Tuy nhiên: Theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2019, điều 13 quy định về Hợp đồng lao động:
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Từ viện dẫn trên, trường hợp các bên giao kết một hợp đồng hoặc một thỏa thuận không phải là hợp đồng lao động nhưng có thể hiện các yếu tố về công việc làm, tiền lương và sự quản lý điều hành, giám sát của một bên đối với bên còn lại thì cũng được coi là hợp đồng lao động.
Xét về yếu tố công việc làm: Hiện Grab có một quy chế hoạt động và các điều khoản sử dụng ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử riêng và bắt buộc áp dụng cho các tài xế. Theo đó, các tài xế phải tuân thủ một quy trình tác nghiệp, cụ thể như quy trình nhận cuốc xe, quy trình vận chuyển khách hành, quy trình giao nhận hàng hóa.
Xét về yếu tố tiền lương, khoản 1 điều 90 Bộ Luật lao động 2019 quy định tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Hiện các tài xế đang được hưởng thù lao tùy theo tính chất của công việc cụ thể dưới dạng tỷ lệ phần trăm số tiền thanh toán của khách hàng.
Xét về yếu tố quản lý, điều hành, giám sát, grab chủ động điều hành cuốc xe, đơn hàng từ khách hàng thông qua hệ thống tự động quét các tài xế để chỉ định tài xế nhận cuốc xe đơn hàng.
Yếu tố giám sát: Grab giám sát các hành vi của tài xế thông qua phần mềm kết nối nhằm phát hiện các hành vi gian lận hoặc vi phạm của tài xế.
Những yếu tố trên cho thấy đây là quan hệ lao động, rất cần có một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể.
Bạn đọc Nguyễn Thị Mai (huyện Mỹ Đức) hỏi:

Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động trong trường hợp nào…? Thời gian đình chỉ là bao lâu…? Quyền lợi của người lao động được giải quyết như thế nào…?

Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 6
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Tại điều 129 bộ luật Lao động quy định: Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Bạn đọc Hoàng Thanh Phượng (quận Ba Đình) hỏi:
Thế nào là tạm hoãn hợp đồng lao động và hợp đồng lao động được tạm hoãn trong những trường hợp nào…?
Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 7
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Theo quy định điều 32 Bộ luật lao động:  Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động thứ 5 thì nó mở rộng. Nhiều trường hợp gia đình gặp khó khăn, người ta đi du lịch, người ta muốn nghỉ không lương thì người ta có thể gặp và thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Bạn đọc Phùng Hồng Vân (hongvan2009@gmail.com) hỏi:

Người sử dụng lao động có quyền điều chuyển người lao động đi làm công việc trái nghề trong trường hợp nào và phải bảo đảm điều kiện gì..?

Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 8
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Căn cứ điều 31 Bộ luật lao động:Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Theo quy định của luật lao động năm 2012 này có nhiềuđiều bất cập. Trong luật mới của năm 2019 được sửa là trường hợp tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động là phải được xây dựng trong nội quy lao động phải cụ thể. Chứ theo luật cũ thì nhiều trường hợp người sử dụng lao động muốn xa thải người lao động sẽ tìm mọi cách để gây khó khăn cho người lao động bằng cách thỉnh thoảng sẽ điều người lao động đi làm viêc khác xong lại chuyển về. Theo luật mới sẽ quy định rõ trường hợp nào được chuyển và trường hợp nào không được chuyển.
Bạn đọc Nguyễn Văn Quân (Huyện Sóc Sơn ) hỏi:

Tôi sinh ngày 8/10/1960, hiện tại tôi đang làm cho một công ty cổ phần, mức lương tôi đang hưởng là 12.000.000đ/01 tháng, ngày 1/10/2020, tôi nhận được Quyết định nghỉ hưu, theo quyết định tôi được nghỉ hưu vào ngày 8/10/2020. Sau khi nhận quyết định nghỉ hưu công ty trả lương cho tôi đến hết ngày 08/10/2020. Tôi có hỏi phòng tổ chức nhân sự, tôi chưa nhận được sổ hưu (hưởng chế độ BHXH) công ty đã cho tôi nghỉ việc không trả lương, Người Lao động sẽ sống ra sao…? Tôi nhận được câu trả lời từ phòng tổ chức nhân sự là: Công ty cho nghỉ việc vì Người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu, sau khi Người lao động nhận quyết định nghỉ hưu Công ty không phải trả lương cho người lao động nữa. Công ty trả lời tôi như vậy có đúng không..?

Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 9
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 điều 187 Bộ luật Lao động quy định: Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Từ viện dẫn quy định Pháp luật nêu trên, công ty quyết định cho ông nghỉ hưu là đúng quy định của Pháp luật lao động.
Tại khoản1, khoản 2 điều 186 Bộ luật  Luật Lao động: Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
1.Người sử dụng lao động, Người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của Pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khuyến khích Người sử dụng lao động, Người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với Người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.
Theo quy định của pháp luật nêu trên, Công ty quyết định cho ông nghỉ hưu, nhưng ông vẫn chưa nhận được tiền lương hưu (hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) thì công ty vẫn phải trả tiền lương cho đến khi ông nhận được tiền lương hưu từ cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.
Khi mà ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là không trả tiền lương, nhưng thực tế theo quy định, người sử dụng lao động phỉ trả tiền lương, vì tại thời điểm đấy người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa nhận được bảo hiểm xã hội. Nếu người sử dụng lao động cho nghỉ việc, nếu muốn trả lương mà có yêu cầu làm việc thì vẫn có thể yêu cầu người lao động quay trở lại làm việc đến khi nhận được sổ hưu.
Bạn đọc Trần Phương Mai (Quận Đống Đa) hỏi:

Tôi được nhận vào làm việc tại một Công ty có vốn Đầu tư nước ngoài từ ngày 01/6/2020, với bản hợp đồng lao động xác định thời hạn là 02 năm. Tôi có được nghỉ phép năm 2020 không…?

Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 10
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Căn cứ điều 111 Bộ luật Lao động:  Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Tại khoản 2 điều 114 quy định:  Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Như vậy theo quy định của Pháp luật nêu trên, bạn được nghỉ phép năm 2020 theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.
Nếu bạn làm từ tháng 6/2020 thì đến hết tháng 12/2020 bạn làm công việc bình thường sẽ được nghỉ tương ứng với 6 ngày.
Bạn đọc Nguyễn Minh Anh (Thái Thịnh, Đống Đa, HN) hỏi:
Tôi muốn biết Bộ Luật lao động năm 2021 quy định về công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi như thế nào? 
Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 11
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Theo Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, tại Điều 147 quy định như sau: 
Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi:
1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;
e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm h khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.
Bạn đọc Võ Trúc Anh (Quận Hà Đông) hỏi:

Tôi là cán bộ Công đoàn không chuyên trách tại một Doanh nghiệp, đến tháng 6 năm 2022 mới hết nhiệm kỳ công đoàn, nhưng Hợp đồng lao động của tôi với chủ sử dụng Lao động đến  hết ngày 31/12/2020 là hết hạn. Người sử dụng lao động không ký tiếp Hợp đồng mà cho tôi nghỉ việc có được không…?

Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 12
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động quy định: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 điều 192 Bộ luật Lao động:
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Khoản 6, điều 192 bộ luật lao động:Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn
Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
Từ viện dẫn quy định Pháp luật nêu trên, Công ty chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh P là không đúng với quy định của Pháp luật Lao động hiện hành.
Công ty phải gia hạn cho bạn đến khi hết nhiệm kỳ công đoàn mới chấm dứt Hợp đồng lao động.
 
Bạn đọc Nguyễn Thị Minh (Quận Hoàng Mai) hỏi:

Tôi làm việc tại một Doanh nghiệp từ năm 2004 đến hết tháng 10/2020  thì xin nghỉ việc, tổng cộng tôi làm việc cho chủ sử dụng lao động được 16 năm. Tôi nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không…?

Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 13
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Tại điều 48 Bộ luật Lao động quy định: Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Từ viện dẫn quy định Pháp luật nêu trên, Công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho bạn từ năm 2004 đến ngày 31/12/2008 mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng lương.
Thời gian bạn tham gia Bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009 đến năm 2020, sau khi nghỉ việc bạn chưa có việc làm bạn phải đến Trung tâm Dịch vụ việc Làm nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong trường hợp bạn này hỏi, có rất nhiều trường hợp đã xảy ra nên khi người lao động nghỉ việc thì không biết mình được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Có thời gian trước, người lao động không biết, không đòi hỏi thì người sử dụng lao động nói là bây giờ có trợ cấp thất nghiệp thì đi đăng ký thất nghiệp để được hưởng trợ cấp, chứ người ta không trả cho phần trợ cấp công việc vào thời gian trước đó.
 
Bạn đọc Nguyễn Anh Đức (Minh Khai, Hà Nội) hỏi:
Người lao động đã đóng BHXH 3 năm, đến tháng 9/2020 không đóng BHXH. Sang công ty mới làm việc từ tháng 12/2020 và có đóng bảo hiểm xã hội. Đến tháng 5/2021 sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không?
Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 14
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội quy điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
 Luật gia Phạm Thu Hương trả lời câu hỏi của độc giả.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyềnthì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, căn cứ vào điều luật đã viện dẫn trên, bạn đi làm và đóng bảo hiểm xã hội của những tháng tiếp theo, sao cho đến khi bạn sinh con, bạn đóng đủ 6 tháng trở lên (từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021) thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản do cơ quan bản hiểm xã hội chi trả.
Bạn đọc Phạm Nguyên (Láng Hạ, Hà Nội) hỏi:
Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa bao nhiêu lần? Tôi vào làm việc cho công ty từ năm 2015, nhưng từ đó đến nay chỉ ký hợp đồng lao động có thời hạn mà không được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 16
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Theo Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 tại Điều 22, Khoản 1, 2 quy định về loại hợp đồng lao động như sau:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.
(Bộ luật Lao động năm 2019 cũng không có sự thay đổi về quy định này)
Trường hợp bạn hỏi, bạn không nói rõ công ty ký hợp đồng lao động với bạn là hợp đồng có thời hạn nhưng thời hạn hơp đồng là bao nhiêu tháng (12 tháng hay 36 tháng…). Căn cứ theo quy định của pháp luật nêu trên trên:
- Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có thời hạn sau khi hết hạn 30 ngày thì hai bên phải ký hợp đồng lao động mới. Nếu không ký hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng không xác định thời hạn. Do đó trong trường hợp này thì doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng lao động có thời hạn 1 lần.
- Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có thời hạn sau khi hết hạn 30 ngày thì hai bên phải ký hợp đồng lao động mới. Doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng lao động có thời hạn thêm 1 lần sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trong trường hợp này hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa 2 lần.
Như vậy, căn cứ vào điều luật tôi đã viện dẫn trên, bạn đã có cơ sở để tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Bạn đọc Lê Diễm Trang (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) hỏi:
Em có một cửa hàng (salon tóc). Em mới kết hôn và đang mang bầu được khoảng gần 5 tháng. Vừa rồi em mới đi đăng kí mua BHYT cá nhân, mua theo hộ gia đình. Ngày dự sinh của em là vào khoảng tầm 10/03/2021.
Vậy cho e hỏi nếu đến ngày sinh em có được bên bảo hiểm y tế thanh toán cho không ạ? vì tính ra đến ngày sinh em mới mua bảo hiểm được khoảng 4 tháng. Và nếu sinh tại bệnh viện trái tuyến như trên địa chỉ Thẻ bảo hiểm y tế đăng kí em phải làm như thế nào ạ? Mong luật sư giải đáp giúp em.
Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 17
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Đối với trường hợp bạn hỏi, tôi xin trả lời như sau: Luật Bảo hiểm y tế quy định về thời điểm có giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế, tại khoản 3 Điều 16. Thẻ bảo hiểm y tế quy định:
Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
b) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
c) Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này (4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này)tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
Như vậy, bảo hiểm y tế mà bạn mua là theo diện hộ gia đình. Nên thẻ sẽ có giá trị sau 30 ngày từ thời điểm bạn đóng tiền mua bảo hiểm y tế. Tức thời điểm bạn sinh tháng 3/2021 thẻ bảo hiểm đã có giá trị nên bạn sẽ được hưởng chi phí liên quan tới việc sinh con cũng như chi phí khám, chữa bệnh của bạn.
- Về mức hưởng bảo hiểm y tế, tạiĐiều 22 quy định: 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh; Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau:
a) Tại bệnh viện tuyến Trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước. Đối với bảo hiểm y tế hộ gia đình thì mức hưởng tương ứng 80% chi phí khám và chữa bệnh nếu bạn đi đúng tuyến. Trường hợp bạn đi trái tuyến thì đối với tuyến tỉnh bạn chỉ được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú và 40% chi phí điều trị nội trú nếu bạn đi trái tuyến trung ương.
Bạn đọc Phạm Lan (Giảng Võ, Hà Nội) hỏi:
Tôi vừa ký hợp đồng lao động ngày 11/02/2020 thì đã có Thẻ bảo hiểm y tế ngay không? Đi khám bệnh có được hưởng Bảo hiểm y tế không?
Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 18
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế hiện hành năm 2014 quy định: Thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.

2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.

3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:

a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật (Cụ thể, 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam)tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

b) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;

c) Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế (4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này) tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

d) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.

- Về thời hạn cấp Thẻ bảo hiểm y tế: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Về trường hợp bạn hỏi, sẽ được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định kể từ ngày bạn đóng bảo hiểm y tế.

Bạn đọc Nguyễn Tiến Lực (Láng Hạ, Hà Nội) hỏi:
Em vào làm việc tại 1 doanh nghiệp nhà nước từ tháng 11/2005 tính đến tháng 11/2020 là em làm tại 1 đơn vị tròn 15 năm liên tục. Hiện tại em được hưởng 12 ngày phép cộng với 02 ngày nghỉ theo thâm niên tổng là 14 ngày. Vậy Luật sư cho em hỏi: Theo quy định tại điều 112 Bộ luật Lao động năm 2012 thì cứ 5 năm làm việc liên tục tại 01 doanh nghiệp thì được nghỉ thêm 01 ngày phép theo thâm niên. Vậy tính đến hết tháng 11/2020 em đã làm được 15 năm, em sẽ được nghỉ thêm 01 ngày nữa là 15 ngày/năm. Nay đã là tháng 12/2020, vậy 01 ngày đó em được tính vào ngày nghỉ phép của năm 2020 hay sang năm 2021 em mới được nghỉ thêm 01 ngày nữa?
Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 19
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Theo Bộ luật Lao động hiện hành năm 2012 (Điều 114 Bộ luật Lao động 2019, có hiệu lực vào ngày 01/01/2021) quy định về nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc như sau:
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì tính đến hết tháng 11/2020 thì bạn đã làm việc ở công ty được 15 năm, đến tháng 12/2020 mà bạn vẫn chưa nghỉ hằng năm thì 01 ngày được nghỉ thêm theo thâm niên sẽ được tính vào năm 2020. Như vậy, số ngày nghỉ phép năm 2020 của bạn sẽ là 15 ngày.
Thời điểm để tính thâm niên sẽ tính theo ngày mà bạn ký kết hợp đồng. Chẳng hạn, nếu đến hết tháng 11/2020 bạn mới làm việc đủ 15 năm mà bạn muốn xin nghỉ phép vào tháng 06/2020 thì tại thời điểm đó bạn sẽ chỉ được nghỉ 14 ngày, đến khi hết tháng 11/2020 bạn mới được tính thêm 01 ngày nghỉ nữa.
Bạn đọc Hoàng Mỹ Chi (Minh Khai, Hà Nội) hỏi:

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu và chế độ hưu trí được tính cụ thể như thế nào?


Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 20
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu, theo đó tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
 

Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định, cụ thể như sau:

PHỤ LỤC I

LỘ TRÌNH TUỔI NGHỈ HƯU TRONG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG BÌNH THƯỜNG GẮN VỚI THÁNG, NĂM SINH TƯƠNG ỨNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)

Lao động nam

Lao động nữ

Thời điểm sinh

Tuổi nghỉ hưu

Thời điểm hưởng lương hưu

Thời điểm sinh

Tuổi nghỉ hưu

Thời điểm hưởng lương hưu

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

1

1961

60 tuổi 3 tháng

5

2021

1

1966

55 tuổi 4 tháng

6

2021

2

1961

6

2021

2

1966

7

2021

3

1961

7

2021

3

1966

8

2021

4

1961

8

2021

4

1966

9

2021

5

1961

9

2021

5

1966

10

2021

6

1961

10

2021

6

1966

11

2021

7

1961

11

2021

7

1966

12

2021

8

1961

12

2021

8

1966

1

2022

9

1961

1

2022

9

1966

55 tuổi 8 tháng

6

2022

10

1961

60 tuổi 6 tháng

5

2022

10

1966

7

2022

11

1961

6

2022

11

1966

8

2022

12

1961

7

2022

12

1966

9

2022

1

1962

8

2022

1

1967

10

2022

2

1962

9

2022

2

1967

11

2022

3

1962

10

2022

3

1967

12

2022

4

1962

11

2022

4

1967

1

2023

5

1962

12

2022

5

1967

56 tuổi

6

2023

6

1962

1

2023

6

1967

7

2023

7

1962

60 tuổi 9 tháng

5

2023

7

1967

8

2023

8

1962

6

2023

8

1967

9

2023

9

1962

7

2023

9

1967

10

2023

10

1962

8

2023

10

1967

11

2023

11

1962

9

2023

11

1967

12

2023

12

1962

10

2023

12

1967

1

2024

1

1963

11

2023

1

1968

56 tuổi 4 tháng

6

2024

2

1963

12

2023

2

1968

7

2024

3

1963

1

2024

3

1968

8

2024

4

1963

61 tuổi

5

2024

4

1968

9

2024

5

1963

6

2024

5

1968

10

2024

6

1963

7

2024

6

1968

11

2024

7

1963

8

2024

7

1968

12

2024

8

1963

9

2024

8

1968

1

2025

9

1963

10

2024

9

1968

56 tuổi 8 tháng

6

2025

10

1963

11

2024

10

1968

7

2025

11

1963

12

2024

11

1968

8

2025

12

1963

1

2025

12

1968

9

2025

1

1964

61 tuổi 3 tháng

5

2025

1

1969

10

2025

2

1964

6

2025

2

1969

11

2025

3

1964

7

2025

3

1969

12

2025

4

1964

8

2025

4

1969

1

2026

5

1964

9

2025

5

1969

57 tuổi

6

2026

6

1964

10

2025

6

1969

7

2026

7

1964

11

2025

7

1969

8

2026

8

1964

12

2025

8

1969

9

2026

9

1964

1

2026

9

1969

10

2026

10

1964

61 tuổi 6 tháng

5

2026

10

1969

11

2026

11

1964

6

2026

11

1969

12

2026

12

1964

7

2026

12

1969

1

2027

1

1965

8

2026

1

1970

57 tuổi 4 tháng

6

2027

2

1965

9

2026

2

1970

7

2027

3

1965

10

2026

3

1970

8

2027

4

1965

11

2026

4

1970

9

2027

5

1965

12

2026

5

1970

10

2027

6

1965

1

2027

6

1970

11

2027

7

1965

61 tuổi 9 tháng

5

2027

7

1970

12

2027

8

1965

6

2027

8

1970

1

2028

9

1965

7

2027

9

1970

57 tuổi 8 tháng

6

2028

10

1965

8

2027

10

1970

7

2028

11

1965

9

2027

11

1970

8

2028

12

1965

10

2027

12

1970

9

2028

1

1966

11

2027

1

1971

10

2028

2

1966

12

2027

2

1971

11

2028

3

1966

1

2028

3

1971

12

2028

Từ tháng 4/1966 trở đi

62 tuổi

Tháng liền kề sau tháng người lao động đủ 62 tuổi

4

1971

1

2029

 

5

1971

58 tuổi

6

2029

6

1971

7

2029

7

1971

8

2029

8

1971

9

2029

9

1971

10

2029

10

1971

11

2029

11

1971

12

2029

12

1971

1

2030

1

1972

58 tuổi 4 tháng

6

2030

2

1972

7

2030

3

1972

8

2030

4

1972

9

2030

5

1972

10

2030

6

1972

11

2030

7

1972

12

2030

8

1972

1

2031

9

1972

58 tuổi 8 tháng

6

2031

10

1972

7

2031

11

1972

8

2031

12

1972

9

2031

1

1973

10

2031

2

1973

11

2031

3

1973

12

2031

4

1973

1

2032

5

1973

59 tuổi

6

2032

6

1973

7

2032

7

1973

8

2032

8

1973

9

2032

9

1973

10

2032

10

1973

11

2032

11

1973

12

2032

12

1973

1

2033

1

1974

59 tuổi 4 tháng

6

2033

2

1974

7

2033

3

1974

8

2033

4

1974

9

2033

5

1974

10

2033

6

1974

11

2033

7

1974

12

2033

8

1974

1

2034

9

1974

59 tuổi 8 tháng

6

2034

10

1974

7

2034

11

1974

8

2034

12

1974

9

2034

1

1975

10

2034

2

1975

11

2034

3

1975

12

2034

4

1975

1

2035

Từ tháng 5/1975 trở đi

60 tuổi

Tháng liền kề sau tháng người lao động đủ 60 tuổi

 



Bạn đọc Mai Hồng Phương (Long Biên, Hà Nội) hỏi:
Người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nay người lao động tự nghỉ việc không báo trước. Khi nghỉ người lao động có phải bồi thường gì không? Khi tôi vào làm, công ty chỉ hướng dẫn việc, không phải là đào tạo nghề, ngoài ra không có được đào tạo, học nâng cao gì…?
Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 22
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành (năm 2012), tại Điều 37 khoản 3 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, tại Điều 35 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao độngnhư sau:
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Áp dụng điều luật trên thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn bạn phải báo trước 45 ngày làm việc.
Tại Điều 43 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động (nếu có).
Căn cứ vào các điều luật đã viện dẫn trên, bạn đã nắm được quyền và nghĩa vụ của mình đến đâu trong trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không có báo trước.
Bạn đọc Hoàng Anh Khánh (Minh Khai, Hà Nội) hỏi:
Con gái tôi bị sảy thai (thai chết lưu), khi đi cấp cứu cháu không đến viện mà vào phòng khám tư, do bác sĩ chuyên khoa sản giỏi khám. Bác sĩ này vẫn khám và theo dõi cháu từ khi mang thai. Khi về cơ quan xin nghỉ việc, giám đốc công ty yêu cầu phải có giấy nghỉ thai sản do Bệnh viện cấp mới được nghỉ. Vậy cháu phải làm thế nào để được nghỉ ổn định sức khỏe, không cần hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 23
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Trước tiên xin gửi lời chia buồn và cảm thông tới bà và con gái. 
Chúng tôi đã tìm cách tư vấn tốt nhất cho bà trong trường hợp này. Bà hỏi lại phòng khám nơi cháu đến khám có đăng ký khám chữa bệnh chuyên khoa và được cấp Giấy đăng ký hoạt động không? Tôi tin rằng, bác sĩ khám cho cháu cũng đã tìm cách làm tốt nhất để bảo đảm quyền lợi cho cháu. 
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tại Điều 33 quy định Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai theo mẫu C70a-HD
- Giấy ra viện/Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnh cấp
Như vậy, nếu không có đủ giấy tờ theo quy định thì cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết quyền lợi cho cháu (kể cả khi cháu nghỉ chế độ ốm đau…). 
Nếu gạt bỏ hết các chế độ bảo hiểm xã hội, cháu cần có thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe thì làm đơn gửi lãnh đạo cơ quan nơi làm việc để xin nghỉ việc không hưởng lương. Điều này do 2 bên tự thỏa thuận.
Chúc cháu cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc.
Bạn đọc Nguyễn Bắc Sơn (Hà Đông, Hà Nội) hỏi:

Các điểm mới về kỷ luật lao động được quy định trong bộ luật này như thế nào, thưa ông?


Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 24
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
Có 8 điểm mới về kỷ luật lao động được quy định trong BLLĐ 2019.
1. Khái niệm "Kỷ luật lao động"
- BLLĐ 2019: Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do NSDLĐ ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
-BLLĐ 2012: Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.
2. NSDLĐ phải ban hành nội quy lao động
Cụ thể, theo quy định tại Điều 118 BLLĐ 2019 thì NSDLĐ phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 NLĐ trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
(Hiện hành chỉ quy định "NSDLĐ sử dụng từ 10 NLĐ trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.")
3. Những nội dung chủ yếu trong nội quy lao động
Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan; nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trật tự tại nơi làm việc;
- An toàn, vệ sinh lao động;
- Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc (quy định mới);
- Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của NSDLĐ;
- Trường hợp được tạm thời chuyển NLĐ làm việc khác so với hợp đồng lao động (quy định mới);
- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của NLĐ và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
- Trách nhiệm vật chất;
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động (quy định mới).
4. Luật hóa nội dung "sử dụng dưới 10 lao động không phải đăng ký nội quy lao động"
Theo đó, Khoản 1 Điều 119 BLLĐ 2019 quy định NSDLĐ sử dụng từ 10 NLĐ trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi NSDLĐ đăng ký kinh doanh.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021, NSDLĐ sử dụng dưới 10 NLĐ không phải đăng ký nội quy lao động. 
(Hiện hành nội dung này được quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH)
5. Khi xử lý kỷ luật với NLĐ chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật
Căn cứ Khoản 1 Điều 122 BLLĐ 2012 thì tiến hành xử lý kỷ luật lao động, NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện NLĐ bào chữa;
Trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.
(Hiện hành quy định trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật)
6. Về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của NSDLĐ thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng;
Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 122 BLLĐ 2019 (khoảng thời gian không được xử lý kỷ luật lao động), nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
NSDLĐ phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn theo quy định trên.
Như vậy, khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật mà trường hợp còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày sẽ được kéo dài thời hiệu (hiện hành phải xử lý ngay,không được kéo dài).
7. Thêm trường hợp NSDLĐ được sa thải NLĐ
BLLĐ 2019 bổ sung thêm 01 trường hợp NSDLĐ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với NLĐ bên cạnh các trường hợp khác theo quy định hiện hành.
Cụ thể là trường hợp "NLĐ có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động".
Trong đó, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà NLĐ thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của NSDLĐ.
8. Về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
**BLLĐ 2019: các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động gồm:
- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của NLĐ.
- Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
- Xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
**BLLĐ 2012: các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động gồm:
- Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của NLĐ.
- Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
- Xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
Ngoài ra, về trách nhiệm vật chất khi NLĐ làm thất thoát tài sản của NSDLĐ được BLLĐ 2019 quy định như sau:
- NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của NSDLĐ (hiện hành chỉ quy định bồi thường theo quy định của pháp luật);
- NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động (hiện hành chỉ quy định bồi thường theo giá thị trường);
Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Bạn đọc Trương Thị Mây (Giảng Võ, Hà Nội) hỏi:
Công ty có ký hợp đồng lao động với 3 bảo vệ. Thứ 7, chủ nhật người lao động vẫn đi làm bình thường, không có ngày nghỉ hàng tuần. Nếu thời gian làm thứ 7, chủ nhật của người lao động có được tính là thời gian làm thêm không? Nếu tính thì vượt quá thời gian làm theo giờ trong 1 năm theo quy định của Bộ luật Lao động (vì vậy, việc trả lương làm thêm giờ không đúng). Công ty phải tính giờ làm cho người lao động như thế nào cho hợp lý?
Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 25
Bà Phạm Thu Hương trả lời:
Trước tiên phải nói nhỏ với bạn, công ty không bố trí cho người lao động có ngày nghỉ hàng tuần là đã vi phạm Bộ luật Lao động rồi đấy. Bởi vì theo quy định: mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày(Điều 110 Bộ luật Lao động năm 2012 và Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 đều quy định giống nhau).
Còn quy định về làm thêm giờ, Bộ luật Lao động hiện hành quy định thời gian làm thêm giờ không quá 30 giờ trong 01 tháng. Đến ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thì hành, quy định thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng (Khoản 2 Điều 105).
Điều 106 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định cụ thể làm thêm giờ như sau:
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. 
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Như vậy, căn cứ vào điều luật đã viện dẫn trên, công ty quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và làm thêm giờ cho đúng quy định của Bộ luật Lao động và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Bạn đọc Ngô Văn Minh (Quận Hoàn Kiếm) hỏi:

Tôi làm việc tại một Công ty cổ phần được 5 năm, tôi bị Người sử dụng Lao động kỷ luật với hình thức sa thải vì nghỉ vô lý do năm ngày cộng dồn trong một tháng, trường hợp của tôi sau khi bị Người sử dụng lao động sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 26
Ông Nguyễn Quốc Việt trả lời:
Căn cứ Điều 49 Luật việc làm: Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
  Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái Pháp luật là các trường hợp chấm dứt hơp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37,38 và 39 của bộ luật này (Điều 41 Bộ luật lao động).
Từ viện dẫn quy định Pháp luật nêu trên, trường hợp của bạn bị Người sử dụng Lao động sa thải vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bạn đọc Dương Kiều My (Long Biên, Hà Nội) hỏi:
Ông có thể nói rõ hơn các điểm mới đối với người sử dụng lao động được quy định trong Bộ luật?
Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 27
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
Đối với người sử dụng lao động, Bộ luật Lao động năm 2019 có nhiều quy định linh hoạt hơn trong thủ tục xử lý các mối quan hệ với lao động.
1. Luật hóa vai trò của các tổ chức đại diện người sử dụng lao động
Theo nội dung của Bộ luật Lao động năm 2019, lần đầu tiên vai trò của các tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động được luật hóa về: vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình tham gia xây dựng các quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Các tổ chức đại diện người sử dụng lao động có thể kể đến: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức khác.
2. Mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động
Cũng tương tự như người lao động, người sử dụng lao động được mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra, số lần ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với người cao tuổi hoặc lao động người nước ngoài tăng lên.
3. Nhà nước không can thiệp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp
Theo đó, vấn đề tiền lương sẽ thực hiện trên cơ sở thương lượng, thảo luận và thống nhất giữa các bên, doanh nghiệp sẽ chủ động trong quá trình xây dựng thang bảng lương, định mức tiền lương đối với lao động.
4. Đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp
Nhằm xây dựng các mối quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định, quy định đối thoại tại doanh nghiệp được nâng lên 1 năm 1 lần.
5. Quy định về đăng ký nội quy lao động
Để giảm bớt thời gian và thủ tục đăng ký, Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định linh hoạt về đăng ký nội quy lao động có thể thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nước lao động cấp huyện.
6. Giải quyết tranh chấp lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động theo hướng có lợi cho cả hai bên, tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh.
Như vậy, các nội dung thay đổi trong Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định rõ ràng và linh hoạt hơn trong các mối quan hệ lao động, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng nắm bắt thông tin và áp dụng, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa hai bên.
Bạn đọc Hoàng Minh Tuấn (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) hỏi:
Ngày 20/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Xin ông cho biết những điểm mới nổi bật trong bộ luật này?
Tọa đàm -Tư vấn pháp luật chủ đề: “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” - Ảnh 28
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời:
10 điểm mới quan trọng đối với người lao động
Đối với người lao động, Bộ luật Lao động sửa đổi đã có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn nhằm nâng cao quyền lợi lao động khi làm việc tại doanh nghiệp.
1. Mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật lao động sửa đổi.
Bộ luật Lao động năm 2012 trước đây mới chỉ quy định các quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong mối quan hệ lao động. Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 đã mở rộng thêm phạm vi áp dụng đối với cả những người không có quan hệ lao động.
2. Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu hướng tới 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ
Bộ luật Lao động mới nêu rõ, lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường tiến tới khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường, độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng, lao động nữ là 55 tuổi 4 tháng. Sau đó cứ 1 năm thì độ tuổi nghỉ hưu của nam tăng thêm 3 tháng, nữ tăng thêm 4 tháng.
Đối với trường hợp bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi có điều kiện khó khăn thì được nghỉ hưu sớm trước thời gian không quá 5 năm.
3. Quy định riêng đối với lao động nữ, đảm bảo bình đẳng giới
 Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến trả lời câu hỏi của độc giả.
Bộ luật Lao động sửa đổi có những quy định riêng dành cho lao động nữ và đảm bảo quyền bình đẳng giới. Các quan điểm đảm bảo quyền việc làm, quyền lao động của nữ giới được mở rộng và không còn hạn chế như những nội dung cũ.
4. Tăng nghỉ lễ Quốc Khánh lên 2 ngày
Kể từ khi dự thảo được phê duyệt, nội dung đáng chú ý khác là kể từ nay, lễ Quốc Khánh sẽ được nghỉ 2 ngày, có thể rơi vào trước hoặc sau ngày 2/9. Quy định mới này nâng tổng số ngày nghỉ lễ, Tết trong năm từ 10 ngày lên 11 ngày.
5. Tăng giờ làm thêm theo tháng
Bộ luật Lao động bổ sung thêm các trường hợp được tăng giờ làm thêm lên 200 - 300 giờ để tăng quyền lợi cho người lao động. Cụ thể, một ngày không làm thêm quá 50% tổng thời gian làm việc trong ngày, nếu tính theo tuần là không quá 12 giờ trong 01 ngày và tính theo tháng thì không quá 40 giờ  trong 01 tháng.
6. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng 
Theo Điều 35 của Bộ Luật Lao động năm 2019, người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do mà chỉ cần báo trước đúng thời gian quy định. Điều này giúp giảm thiểu những vấn đề bất cập do áp dụng các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động.
7. Hình thức hợp đồng lao động điện tử
Nhằm bắt kịp xu thế khoa học - công nghệ và để cải cách thủ tục hành chính, Điều 14 của Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm hình thức giao kết hợp đồng lao động điện tử. Hợp đồng lao động điện tử có giá trị về mặt pháp lý như hợp đồng lao động bằng văn bản thông thường.
8. Chính sách đảm bảo quyền của tổ chức đại diện cho lao động và người sử dụng lao động
Cụ thể, Bộ luật Lao động sửa đổi đã quy định về nguyên tắc để đảm bảo quyền của tổ chức đại diện cho lao động và người sử dụng lao động trong khi thương lượng nhằm hướng tới xây dựng các mối quan hệ lao động hài hòa.
9. Cơ chế bảo vệ cho lao động chưa thành niên
Nhằm để hạn chế tối đa tình trạng bóc lột khi lao động chưa đủ tuổi, Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định cụ thể và rõ ràng hơn về cơ chế bảo vệ lao động chưa thành niên.
10. Hạn chế sự can thiệp của Nhà nước trong tranh chấp lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định linh hoạt hơn trong giải quyết các tranh chấp có liên quan đến lao động, có thể tự giải quyết, không ép buộc phải có sự can thiệp của Nhà nước.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần