Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tội ác cần phải nghiêm trị

Kinhtedothi - Nhiều đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả, thực phẩm chức năng giả bị triệt phá liên tiếp trong thời gian qua. Vấn đề này đang làm “nóng” nghị trường, đại biểu Quốc hội đã chỉ ra rằng, việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh phải được xem như một tội ác và phải được xếp ngang với tội giết người.

Với việc triệt phá 2 đường dây sản xuất và buôn bán thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm chức năng (TPCN) giả quy mô “khủng” tại Thanh Hóa và Hà Nội vừa qua cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng công an. Con số hơn 100 tấn thuốc, TPCN giả khiến dư luận vô cùng hoang mang, lo lắng… Còn nhớ, sau sự vụ nhập thuốc chữa ung thư giả của Công ty VN Pharma vào năm 2019 gây chấn động dư luận, đến nay vụ sản xuất thuốc giả này một lần nữa gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân. Điều đáng lo ngại nhất là những hệ lụy khôn lường mà thuốc, TPCN giả gây ra cho sức khỏe cộng đồng. Người dân khi sử dụng không chỉ mất tiền, còn phải đối mặt nguồn cơn gây ra nhiều loại bệnh tật khó có thể chữa trị. Thậm chí, tính mạng bị đe dọa bởi những sản phẩm kém chất lượng, chứa hóa chất độc hại.

Thuốc chữa bệnh là mặt hàng đặc biệt, được kiểm soát, giám sát thuộc hàng chặt chẽ nhất, bởi liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Hệ thống quản lý về dược phẩm được tổ chức quy mô từ T.Ư đến địa phương. Thế nhưng, thật ngạc nhiên khi hàng tấn thuốc giả được tung ra thị trường trong thời gian dài nhưng cơ quan quản lý chuyên môn không hề hay biết đến khi lực lượng công an vào cuộc. Điều này cho thấy, những lỗ hổng trong vấn đề quản lý thuốc chữa bệnh tồn tại nhiều năm qua đến nay vẫn chưa thể lấp nổi (?). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp thuốc giả là “vũ khí giết người thầm lặng” tại các quốc gia có hệ thống quản lý còn nhiều kẽ hở. Ở Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó.

Sản xuất, buôn bán thuốc giả, TPCN giả không chỉ là hành vi lừa đảo thương mại, mà còn là hành vi nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe cộng đồng, thậm chí có thể bị xem là tội ác cố ý gián tiếp gây hậu quả chết người. Qua những đường dây thuốc giả bị triệt phá, đặt ra câu hỏi lớn về vai trò của các cơ quan chức năng, bên cạnh trách nhiệm hình sự của các cá nhân trực tiếp thực hiện; nếu có tổ chức, DN tiếp tay hoặc làm ngơ cho hành vi này, họ có thể bị xử lý với vai trò đồng phạm, che giấu tội phạm, hoặc chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại nếu gây hậu quả.

Tại một hội nghị mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn chỉ rõ: “Hàng giả cả 100 tấn mà cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng không biết thì chỉ có thể một là không còn ý chí chiến đấu, hai là bị mua chuộc”. Đây không chỉ là cảnh báo nghiêm khắc mà còn là lời truy vấn trách nhiệm đối với những nơi để hàng giả hoành hành… Và ngay trên nghị trường, đại biểu Quốc hội đã bày tỏ quan điểm, việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh phải được xem như một tội ác và phải được xếp ngang với tội giết người, đây là hành vi giết người gián tiếp. Do đó, đại biểu đề nghị giữ nguyên mức án tử hình đối với tội danh này.

Hiện Quốc hội đang nghiên cứu để sửa đổi một số điều Bộ luật Hình sự. Đây cũng chính là cơ hội nhằm siết lại toàn bộ khung pháp lý, tăng mạnh mức phạt tiền và phạt tù nhằm tăng sức răn đe với loại tội phạm nguy hiểm này. Có thể tin tưởng rằng, khi khung pháp lý đã có và sẽ được “siết chặt” hơn; cùng sự đồng lòng từ Chính phủ, cơ quan chức năng, đội ngũ y tế và chính người dân với hành động quyết liệt, không khoan nhượng, từ đó từng bước đẩy lùi vấn nạn thuốc giả, hàng giả ra khỏi đời sống, bảo vệ tính mạng, niềm tin xã hội một cách bền vững.

Hiệu thuốc bán thuốc giả bị xử phạt thế nào?

Hiệu thuốc bán thuốc giả bị xử phạt thế nào?

Hà Nội “tuyên chiến” với thuốc giả, thuốc kém chất lượng

Hà Nội “tuyên chiến” với thuốc giả, thuốc kém chất lượng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bước vào cuộc “nước rút” lịch sử

Bước vào cuộc “nước rút” lịch sử

24 Jun, 05:46 AM

Kinhtedothi - Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025; cả nước chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 TP. Đây thực sự là “cuộc cách mạng toàn diện, triệt để” chuẩn bị cho kỷ nguyên bứt phá mạnh mẽ trong phát triển.

Khi lòng dân đồng thuận

Khi lòng dân đồng thuận

23 Jun, 05:28 AM

Kinhtedothi - Sau gần 15 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay Hà Nội đã đáp ứng 100% các điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới”.

Phục vụ người dân tốt hơn

Phục vụ người dân tốt hơn

20 Jun, 04:24 AM

Kinhtedothi - Hệ thống nhà chờ xe buýt đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, góp phần giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Tại Hà Nội, hệ thống nhà chờ xe buýt đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Chính danh cho nhà giáo

Chính danh cho nhà giáo

19 Jun, 09:01 AM

Kinhtedothi - Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Nhà giáo – một đạo luật chuyên ngành đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam quy định đầy đủ, toàn diện về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách đối với đội ngũ giáo viên.

Tính răn đe nhưng cần hợp lý

Tính răn đe nhưng cần hợp lý

18 Jun, 06:06 AM

Kinhtedothi - Mức xử phạt vi phạm hành chính thế nào để vừa bảo đảm tính răn đe, vừa phù hợp với thực tiễn đời sống đang là vấn đề được nhắc đến nhiều khi Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đang được Quốc hội thảo luận. Đây không phải lần đầu tiên nội dung này được dư luận quan tâm, bởi những quy định trong Luật luôn gắn chặt với đời sống xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ